Thứ sáu, 12/11/2021, 14:50 PM

Phát triển mô hình kinh doanh mới: Còn nhiều bất cập!

(CL&CS) - Khẳng định sự phát triển các mô hình kinh doanh mới là xu hướng tất yếu song theo TS.Nguyễn Thành Phong, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế TW, còn nhiều bất cập, hạn chế khiến các mô hình kinh doanh này chưa thực sự phát huy hiệu quả…

Sôi động ngành nghề kinh doanh mới

Tại Hội thảo “Phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế TW cùng một số bộ, ngành có liên quan chủ trì chuyên môn phối hợp tổ chức ngày 11/11 TS Nguyễn Thành Phong, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế TW đã dẫn báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019" do Google, Temasek và Bain công bố ngày 3/10/2019, cho biết, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia trong năm 2019), cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025.

TS Nguyễn Thành Phong, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế TW phát biểu tại Hội thảo

TS Nguyễn Thành Phong, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế TW phát biểu tại Hội thảo

Cũng theo Báo cáo này, nền kinh tế số Việt Nam, cùng Indonesia, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á với trung bình 38%/năm so với 33%/năm của cả khu vực tính từ năm 2015 đến nay. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực.

Nhờ có nền kinh tế số mà các ngành, nghề kinh doanh sôi động, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), giao thông vận tải (Uber, Grab, GoViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shopee)...

Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử đạt khoảng 5 tỷ USD, trong khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỷ USD, truyền thông trực tuyến đạt 3 tỷ USD, gọi xe công nghệ khoảng 1 tỷ USD. Việt Nam cũng trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực vào các công ty hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin, internet; với 0,35 tỷ USD cho 137 thương vụ trong năm 2018 và 0,26 tỷ USD cho 54 thương vụ trong năm 2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Chưa có nhiều nền tảng “Made in Vietnam”

Tuy nhiên, lãnh đạo Ban Kinh tế TW cũng chỉ ra một thực tế là kinh tế số phát triển tại Việt Nam chủ yếu vẫn là nền tảng giao dịch và được phát triển dựa trên các nền tảng sáng tạo đã có sẵn của thế giới như: Facebook, Google, Youtube, Grab, Gojek, Lazada, Shopee... Những nền tảng phát triển bởi Việt Nam còn hạn chế, tập trung chủ yếu ở các nền tảng thương mại điện tử như: Tiki, Sendo, Thegioididong, Dienmayxanh, FPTshop. Nổi bật trong lĩnh vực xuất bản có nền tảng Waka của Vega Corporation, lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng có các nền tảng Smartlog, BKAV VALA... Nền tảng thanh toán có Momo, VNpay... Nền tảng quản trị DN có Misa, 1Office, MVs Security Box, Cystack... “Khả năng cạnh tranh so với các nền tảng thương mại lớn của các tập đoàn/công ty đa quốc gia chưa thực sự cao…”- Phó Trưởng Ban Kinh tế TW lo ngại.

Cùng với đó, mức độ chủ động tham gia phát triển nền tảng kinh doanh tại Việt Nam cũng còn nhiều yếu kém và có phần tự phát; Thể chế, chính sách còn nhiều bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả; Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều DN còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức...

 Hơn thế nữa, đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm…

“Những điều này tác động không nhỏ, gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới, làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, cách thức hoạt động kinh tế; thay đổi cả tổ chức đời sống xã hội toàn cầu, thể hiện rõ nét nhất ở xu hướng tiêu dùng hiện đại đòi hỏi phải thay đổi mô hình kinh doanh của DN trong tình hình mới…”- Ông Phong nhận định.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng!

Tại Hội thảo, các ý kiến tập trung phân tích, chia sẻ chuyên sâu xoay quanh những vấn đề về bối cảnh và các xu thế lớn của Công nghiệp hóa- hiện đại hóa trên thế giới và trong khu vực, từ đó nhận diện và đưa ra những tư duy và tiếp cận mới về các vấn đề về phát triển kinh tế số, những kinh nghiệm quốc tế, tận dụng nền tảng công nghệ để chuyển đổi số trong các ngành dịch vụ, ngành bất động sản, gọi xe công nghệ, số hóa nền thương mại nội địa bằng thương mại điện tử, các dịch vụ nội dung số và sự cạnh tranh với các nền tảng số xuyên biên giới… nhằm thúc đẩy sự phục hồi hậu Covid-19 trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt là thảo luận sâu về thay đổi và phát triển các mô hình kinh doanh mới nhằm thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ và đề xuất những giải pháp tốt nhất giúp DN phát triển trong tình hình mới.

Dưới góc độ DN, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho rằng đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng kèm theo nhiều ngành nghề dịch vụ mới ra đời. Ngay trong đợt dịch bùng phát, hãng xe công nghệ này đã triển khai thành công dự án GrabConnect nhằm kết nối nông sản và đặc sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân đến người tiêu dùng khắp cả nước thông qua ứng dụng công nghệ. “DN đã sẵn sàng, người dân đã sẵn sàng. Nhưng khung pháp lý đang có độ trễ, dẫn đến nhiều quy định chồng chéo…”- Đại diện Grab phát biểu.

Đồng tình khi cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch vẫn có những DN thành công, ông Ngô Mạnh Hà, Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Công nghệ, Công ty CP Tập đoàn Meey Land khẳng định, đó là những DN chuyển đổi số thành công. “Chuyển đổi số không phải là xu hướng mà là sự tất yếu khách quan, đòi hỏi sự thay đổi tư duy của các cấp, của DN. Không chỉ là áp dụng công nghệ, mà là sự thay đổi tư duy của cả lãnh đạo, nhân viên thì chuyển đổi số mới thành công…”-Ông Hà khẳng định.

Đại diện đến từ DN bất động sản này cũng chia sẻ rằng DN rất sẵn sàng và quyết tâm nhưng bắt đầu từ đâu, không phải DN nào cũng trả lời được. “DN sẵn sàng về nguồn lực. quyết tâm chuyển đổi số với mong muốn đóng góp cho xã hội, song rất cần sự đồng hành của Chính phủ, các cơ quan Quản lý nhà nước…”- Ông Hà bày tỏ..,

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Loạt chính sách mới về bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024

Loạt chính sách mới về bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 16:21

Hàng loạt các chính sách về bất động sản mới, nổi bật sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024, trong đó, nổi bật như việc phân loại các dự án BĐS hay quy định về hỗ trợ tái định cư trong cụm công nghiệp...

Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm là 'bàn đạp' để Đà Lạt trở thành thành phố thông minh

Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm là 'bàn đạp' để Đà Lạt trở thành thành phố thông minh

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 14:11

Đây đều là những dự án trọng điểm trong việc xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh.

Huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình sắp trở thành khu kinh tế tổng hợp quy mô hơn 53.000ha​

Huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình sắp trở thành khu kinh tế tổng hợp quy mô hơn 53.000ha​

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 13:50

Địa phương này của tỉnh Hòa Bình sẽ được quy hoạch là vùng huyện “Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình”.