Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24 PM

Kênh đào 1,7 tỷ USD Funan Techo tiềm ẩn mối nguy đến ĐBSCL: Việt Nam theo sát dự án, ngỏ lời đề nghị với Campuchia

Trước những tác động tiêu cực có thể xảy đến với ĐBSCL khi kênh đào Funan Techo hình thành, phía Việt Nam mong muốn sự phối hợp chặt chẽ của Campuchia trong việc nghiên cứu tác động của dự án này.

Dự án kênh đào Funan Techo (Phù Nam Techo) của Campuchia có chiều dài khoảng 180km, nối sông Mê Kông với biển của Campuchia phía Tây Nam, tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD. Theo nhiều chuyên gia, dự án kênh Funan Techo có thể tác động tiêu cực đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. 

Trước những ảnh hưởng này, phía Việt Nam cũng đã có động thái liên quan đến dự án kênh Funan Techo. Thông tin với báo điện tử VOV, bà Nguyễn Thị Thu Linh - Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết, Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đang có nhiều nỗ lực trong việc tiến hành nghiên cứu độc lập tác động của dự án kênh đào Funan Techo.

Phối cảnh một đoạn của kênh đào Funan Techo. Ảnh: Internet

Phối cảnh một đoạn của kênh đào Funan Techo. Ảnh: Internet

Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế, Campuchia và các quốc gia thành viên Ủy hội để thúc đẩy tiến độ thực hiện nghiên cứu về tác động của kênh Funan Techo, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động và sẽ tiếp tục tham vấn tại quốc gia.

Thông tin thêm về dự án kênh Funan Techo, Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết, dự án kênh đào Funan Techo dự kiến sẽ được nâng cấp và cải tạo 180km tuyến kênh/sông, bao gồm 3 đoạn. Đoạn thứ nhất có chiều dài khoảng 20km nối sông Mê Kông với sông Bassac. Đoạn thứ 2 có chiều dài khoảng 30km, đoạn này tiếp tục chạy dọc theo sông Bassac đến điểm kết nối với kênh giao thông thủy từ sông Bassac ra cảng Kẹp. Đoạn thứ ba dài 130km nối sông Bassac tại điểm cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 20km với cảng Kẹp của Campuchia.

Theo chia sẻ của phía Campuchia, các đoạn kênh này được thiết kế với bề rộng đáy kênh 50m, bề rộng mặt kênh từ 80-120m và chiều sâu mực nước trong kênh 4,7m để các tàu tải trọng đến 1.000 tấn có thể đi qua. Dự án sẽ xây dựng 3 cống (âu thuyền) để điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định của mực nước trong kênh giao thông thủy và chống xâm nhập mặn. Các cống này có chiều dài 135m, chiều rộng 18m, độ sâu 5,8m.

Sơ đồ dự án. Ảnh: Ủy ban sông Mekong Việt Nam

Sơ đồ dự án. Ảnh: Ủy ban sông Mekong Việt Nam

Cùng với đó, dự án cũng tiến hành xây dựng 11 chiếc cầu giao thông (dài 161m, rộng 12m) bắc qua tuyến kênh để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Theo kế hoạch, kênh đào Funan Techo sẽ được khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027 với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này là 7 triệu tấn/năm.

Việc kênh Funan Techo sẽ chuyển nước từ sông Bassac, là phân lưu của sông Mê Kông ra cảng Kẹp nằm ngoài lưu vực có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Mê Kông. Điều này sẽ gây suy giảm tài nguyên nước tới ĐBSCL của Việt Nam và tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh kế, sản xuất của người dân địa phương cũng như các hệ sinh thái tự nhiên nơi đây.

Trước đó, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin thông báo về Dự án cho Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế của Campuchia, Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam đã trao đổi song phương với phía Campuchia ở các cấp để nêu quan ngại của Việt Nam về tác động của dự án kênh đào Funan Techo tới ĐBSCL và đề nghị phía Campuchia chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án, bao gồm Báo cáo khả thi dự án; tiến hành nghiên cứu chung về tác động của dự án; áp dụng Hướng dẫn đánh giá tác động xuyên biên giới của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế cho dự án nhằm đạt được sự hiểu biết chung về các tác động xuyên biên giới của dự án và các biện pháp giảm thiểu phù hợp.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Kỳ lạ khu đất nằm 'cửa ngõ' Thủ đô Hà Nội nhưng người dân phải 'xuống tiền' để mua điện và nước

Kỳ lạ khu đất nằm 'cửa ngõ' Thủ đô Hà Nội nhưng người dân phải 'xuống tiền' để mua điện và nước

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 23:06

Đây là tình trạng xảy ra trong vòng 4 năm qua, người dân vẫn đang khổ sở phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua điện và nước.

Aeon Mall Biên Hòa gặp khó, chính quyền phản ứng ra sao?

Aeon Mall Biên Hòa gặp khó, chính quyền phản ứng ra sao?

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 21:42

Theo quy hoạch, dự án Aeon Mall Biên Hòa được phân kỳ thành 2 giai đoạn đầu tư.

Luật Đất đai 2024 được áp dụng, có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng?

Luật Đất đai 2024 được áp dụng, có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng?

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 21:42

Sau khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, không ít người dân thắc mắc liệu có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng hay không, đặc biệt khi Bộ TN&MT đề xuất mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.