Phát triển hợp đồng điện tử: Kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số của Chính phủ đến các doanh nghiệp

(CL&CS) - Việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử - phát biểu của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP ngày 16/6.

Với nhiệm vụ đã được Chính phủ quy định giao Bộ Công Thương quản lý tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP; theo mục tiêu Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 là 50% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử; và thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp, sáng ngày 16/6/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì và chỉ đạo tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì và chỉ đạo tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì và chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, với việc hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã được hoàn thiện, Bộ Công Thương đã giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức trọng tài thương mại, các cơ quan giải quyết tranh chấp; các nhà cung cấp dịch hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; các tổ chức chứng thực chữ ký số, dấu thời gian; và các Tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng hợp đồng điện tử; nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hỗ trợ, phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử rộng rãi tại Việt Nam, thực hiện chủ chương của Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường. 

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử. Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu để hoàn tất quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Đặc biệt là giúp kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại.

Như vậy, trong năm 2022, người dân, doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống với giải pháp chứng thực của các Tổ chức cung cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương.

3

Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để cấp đăng ký cho các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã giao Trung tâm Tin học và Công nghệ số nghiên cứu, phối hợp cùng các doanh nghiệp CNTT, viễn thông, hạ tầng số, để xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ 3 như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác; có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

Theo đó, dù không lưu trữ nội dung hợp đồng, với việc áp dụng một quy trình khép kín, sử dụng mã băm, kết hợp chữ ký số, dấu thời gian, hợp đồng điện tử sau khi được chứng thực sẽ có khả năng tra cứu, xác thực tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ của chủ thể ký và đảm bảo tính bảo mật thông tin cho nội dung hợp đồng . Như vậy, bên thứ 3 sẽ không chủ động biết được nội dung hợp đồng điện tử đã ký, nhưng khi bên thứ 3 được cung cấp tài liệu hợp đồng điện tử đã được ký và chứng thực, thì việc tra cứu, xác minh giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử sẽ được thực hiện dễ dàng.

Tại Hội nghị, đã diễn ra Lễ công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn) do Trung tâm Tin học và Công nghệ số phối hợp cùng các đối tác công nghệ để phát triển. Hệ thống Trục sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ các Tổ chức Chứng thực hợp đồng điện tử trong hoạt động cung cấp dịch vụ, đồng thời cung cấp Cổng tra cứu, xác thực hợp đồng điện tử (xacthuc.CeCa.gov.vn) cho bên thứ ba.

6 đơn vị CeCA tương lai các doanh nghiệp công nghệ đã ký kết triển khai tích hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về hệ thống Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam, xây dựng hạ tầng thúc đẩy thương mại điện tử an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản đang rơi vào cuộc “khủng hoảng phân khúc”

Thị trường bất động sản đang rơi vào cuộc “khủng hoảng phân khúc”

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:34

Theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường bất động sản đang đối mặt với cuộc khủng hoảng phân khúc, khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng nhưng nguồn cung lại hạn hẹp. Đơn cử như hiện tượng tăng giá chung cư phi mã khiến phân khúc này đứng trước nguy cơ sẽ “vỡ bong bóng” nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bất động sản tăng giá “vô căn cứ”, tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Bất động sản tăng giá “vô căn cứ”, tiềm ẩn nhiều rủi ro?

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:16

Hiện nay, tại một số khu vực, giá bất động sản ghi nhận tăng chóng mặt, thậm chí có nơi tăng giá một cách vô căn cứ. Việc giá nhà tăng một cách nhanh chóng, không có căn cứ sẽ tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho thị trường.

Tín hiệu khởi sắc của thị trường nhìn từ “động thái” của loạt “ông lớn” bất động sản

Tín hiệu khởi sắc của thị trường nhìn từ “động thái” của loạt “ông lớn” bất động sản

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:07

Lãi suất hạ nhiệt, chủ đầu tư quyết liệt "bung hàng" cùng với đó là kế hoạch tuyển dụng nhân sự sau thời gian dài “im ắng” đều là tín hiệu cho thấy niềm tin của các chủ thể tham gia thị trường bất động sản đã ngày càng được củng cố.