Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 17/09/2016, 06:13 AM

Phát triển cây trồng nhỏ lẻ, manh mún sẽ không xây dựng được thương hiệu nông sản

(NTD) - Sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước, như lúa gạo, trái cây, thủy sản...

doanh nhan
Doanh nhân Lê Quốc Phong, Tổng GĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền.

Trong đó, lúa gạo chiếm tỷ trọng khá lớn, dù biết trồng lúa có nhiều rủi ro về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thị trường đầu ra và lợi nhuận không cao nhưng với người nông dân, trồng lúa vẫn là giải pháp an toàn nhất. Chỉ cần gieo sạ, bón phân, chăm sóc và thu hoạch, nếu bán không được giá thì trữ lại mà không sợ bị hư hại. Ngoài trồng lúa, nhiều nông dân còn tranh thủ trồng thêm nhiều loại cây trồng khác một cách tự phát phòng khi lúa không bán được thì có nông sản khác dự phòng và không bị đói.

Chính điều này đã phá vỡ tính đặc thù của các loại nông sản đặc trưng của từng địa phương, hình thành một thị trường sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó có thể xây dựng thương hiệu nông sản khi mà ở chỗ nào cũng trồng xoài, bưởi, cam, sầu riêng...

Lúa thì canh tác lên trên 40 loại giống khác nhau, chưa có giống đặc trưng cho từng vùng. Do đó, việc liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực tiểu vùng ở các tỉnh ĐBSCL là một sự liên kết hết sức cần thiết và mang tính lâu dài. Vì từ đây, sẽ có điều kiện bố trí lại cơ cấu cây trồng và vụ mùa hợp lý giữa các tiểu vùng theo định hướng của thị trường, cùng nhau hợp tác để phát triển các loại nông sản đặc thù có chất lượng cao, giải quyết vấn đề ổn định đầu ra cho các loại nông sản giúp vươn xa ra thị trường quốc tế. Điều quan trọng hơn cả là khi sự liên kết này hình thành thì bắt buộc phải hình thành việc xây dựng thương hiệu nông sản gắn liền với địa danh như chúng ta đã có nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận, dừa Bến Tre, tiêu Cùa (Quảng Trị), xoài cát Hòa Lộc, cà phê Ban Mê Thuột...

Khi thương hiệu nông sản được xây dựng trên cơ sở tiểu vùng hoặc vùng thì thương hiệu đó là tài sản của tất cả mọi thành phần tham gia trong chuỗi liên kết tạo ra trách nhiệm cộng sinh. Chính nó sẽ tạo sức sống và giá trị gia tăng cho nông sản. Chỉ có liên kết, sản xuất nông nghiệp Việt Nam mới có cơ hội tái cấu trúc cây trồng vật nuôi một cách triệt để, hạn chế sản xuất nông nghiệp manh mún, tự phát và nông dân sản xuất các loại nông sản theo định hướng của sự liên kết và nhu cầu của thị trường. Chính điều này sẽ tăng sức mạnh nhằm cạnh tranh với nông sản các nước khác trên thị trường trong nước và thế giới. Để sự liên kết này thành công, các địa phương và nông dân rất cần những cơ chế và chính sách một cách cụ thể và kịp thời từ phía Nhà nước.

 

Lê Quốc Phong

_NTD_So 66_28
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.