Thứ tư, 03/08/2022, 13:49 PM

Phát hiện hàng loạt cơ sở kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CL&CS) - Trong 02 ngày 26 và 27/7/2022, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang kiểm tra, phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ và giả mạo nhãn hiệu Honda, Versace, Chanel, ...

Thực hiện Chương trình công tác tháng 8 năm 2022 và Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiếp tục tăng cường giám sát, nắm tình hình thị trường, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm phát sinh.

Qua công tác rà soát, quản lý địa bàn, Cục đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường kiểm tra các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kết quả đạt được như sau:

Ngày 26/7/2022, Đội Quản lý thị trường số 1 kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Rạch Giá và thành phố Hà Tiên. Qua kiểm tra, phát hiện 02 cơ sở đang bày bán nước hoa có dấu hiệu nhập lậu và giả mạo các nhãn hiệu Chanel, Lancome, Versace, tổng số lượng 39 chai, tổng trị giá trên 57 triệu đồng.

Ngày 27/7/2022, Đội Quản lý thị trường số 2 và Đội Quản lý thị trường số 6 kiểm tra đột xuất 08 cơ sở kinh doanh phụ tùng xe gắn máy trên địa bàn huyện Hòn Đất, thành phố Rạch Giá và huyện Tân Hiệp. Qua kiểm tra, phát hiện 06 cơ sở kinh doanh phụ tùng xe gắn máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda, tổng số lượng 220 đơn vị sản phẩm, tổng trị giá trên 9 triệu đồng; 02 cơ sở kinh doanh phụ tùng xe gắn máy có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tổng số lượng 27 đơn vị sản phẩm, tổng trị giá trên 6 triệu đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Hiện tại, hàng hóa có liên quan đến các vụ việc trên đang được các Đội Quản lý thị trường tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh với đại diện chủ thể quyền của các nhãn hiệu tại Việt Nam để xác định có phải là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hay không; đồng thời thu thập thêm chứng cứ, tài liệu để xử lý đúng theo quy định pháp luật.

Trong bảy tháng đầu năm, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang đã kiểm tra, xử lý 06 vụ vi phạm giả mạo nhãn hiệu, tổng số tiền xử phạt trên 124 triệu đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm trên 127 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là quần áo, giày dép giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Nike, Adidas, …

Trong thời gian tới, Cục tiếp tục chỉ đạo các Đội tăng cường kiểm tra, giám sát các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn phụ trách, đồng thời tuyên truyền cho các thương nhân nắm vững các quy định trong kinh doanh, nhất là quy định về sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp chủ thể quyền cũng như góp phần giảm đáng kể việc bày bán, kinh doanh các mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.