Dữ liệu cũ
Thứ tư, 13/05/2015, 09:48 AM

Pan Pacific: Từ dịch vụ vệ sinh đến ông lớn M&A ngành nông nghiệp

(NTD) - Gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư vào năm 2013 khi công bố chiến lược tái cấu trúc hoạt động, Pan Pacific thực sự chuyển mình từ một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp trở thành công ty hoạt động dưới mô hình “sở hữu tài sản” đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

Thống lĩnh thị trường giống cây trồng, thực phẩm Việt

Việc công ty mua những doanh nghiệp cùng ngành là Pan Pacific đã có được tất cả. Tất cả ở đây là những gì doanh nghiệp đó đã và đang có về toàn bộ bộ máy như con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật…

Theo kế hoạch 2013-2015, CTCP Xuyên Thái Bình (Pan Pacific) tập trung hoàn thành các thương vụ M&A quan trọng để xây dựng hệ thống nền tảng trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm thông qua các đợt tăng vốn có quy mô lớn. Đến nay, phần lớn kế hoạch M&A của Pan Pacific đã hoàn thành, và phần còn dư lại dự kiến được thực hiện đến hết năm 2015.

"Chúng tôi mong muốn trở thành công ty hàng đầu khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm" là chiến lược mà ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT của Pan Pacific, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) lên kế hoạch từ nhiều năm trước.

Pan Pacific 1
Sơ đồ các công ty con của Pan.

Hiện nay, Pan Pacific đã nắm giữ 23% vốn điều lệ tại CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF), là 1 trong 10 công ty xuất khẩu hạt điều lớn nhất Việt Nam. LAF được xem là một trong những bước đệm nhỏ nhưng hết sức quý giá cho Pan Pacific trong việc xây dựng nền tảng thực phẩm lớn hơn, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cung cấp cho thị trường. Bên cạnh đó, CTCP Thực phẩm Pan (Pan Food) là công ty con của Pan Pacific với tỷ lệ sở hữu 99,99% có sứ mệnh xây dựng thương hiệu hàng đầu cung cấp các sản phẩm thực phẩm thiết yếu an toàn, chất lượng, góp phần nâng cao đời sống và chất lượng sống người tiêu dùng.

Việc sở hữu tại CTCP Giống cây trồng Trung ương (NSC) lên 56,7% trong năm qua là một bước nhảy quan trọng của Pan Pacific. Bởi, NSC là đơn vị dẫn đầu trong việc sở hữu những giống lúa bản quyền chất lượng cao, mạng lưới phân phối rộng khắp và sự am hiểu sâu sắc về ngành giống trong nước. Tuy nhiên, NSC mới chỉ có thế mạnh tại thị trường miền Bắc.

Để kiện toàn chiến lược, NSC đã “tấn công” và nắm 61,4% vốn điều lệ tại CTCP Giống cây trồng Miền Nam (SSC) vào ngày 15/4/2015, đây cũng là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển ngành giống Việt Nam và là doanh nghiệp hoạt động mạnh tại miền Nam. Đây được xem là “bàn đạp” vững chắc để NSC đóng vai trò cốt yếu trong việc hoàn thành sứ mệnh của Pan Pacific đi đến thống lĩnh thị trường giống cây trồng Việt.

Chưa dừng lại ở đó, NSC còn là cổ đông lớn của một số doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất như 78% tại Quảng Nam Seed, 53,85% tại Hà Tây Seed và 6,24% tại Thái Bình Seed.

CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT) cũng là công ty con của Pan Pacific với tỷ lệ sở hữu 62,5% vốn điều lệ. ABT một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu Việt Nam. Hoạt động của ABT sẽ giúp Pan Pacific ổn định nguồn nguyên liệu "sạch" đầu vào.

Cũng là công ty con, nhưng sở hữu của Pan Pacific tại Công ty TNHH Dịch vụ Pan (Pan Services) là 100%. Pan Services hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ làm sạch công nghiệp, dịch vụ tiện ích. Đây cũng là ngành nghề đầu tiên của Pan Pacific.

Năm qua, cơ cấu doanh thu của công ty gồm thủy sản chiếm 40%, nông nghiệp chiếm 30%, dịch vụ tòa nhà chiếm 30%. Trong khi đó, cơ cấu lợi nhuận gồm thủy sản 32%, nông nghiệp 35%, dịch vụ tòa nhà 20% và 13% khác.

Tại đại hội vừa qua, Chủ tịch Pan Pacific Nguyễn Duy Hưng chia sẻ: “Việc công ty mua những doanh nghiệp cùng ngành là Pan Pacific đã có được tất cả. Tất cả ở đây là những gì doanh nghiệp đó đã và đang có về toàn bộ bộ máy như con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật…”.

Pan Pacific 2
Chủ tịch HĐQT của Pan Pacific, ông Nguyễn Duy Hưng với chiến lược thống lĩnh thị trường giống cây trồng Việt.

“Thu hút” nhà đầu tư ngoại

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp niêm yết đang khó khăn trong việc huy động vốn ngoài vào các lĩnh vực tài chính, bất động sản... thì Pan Pacific lại gây bất ngờ khi liên tục thu hút vốn trong nước và quốc tế thực hiện chiến lược đầu tư, mua lại, hợp nhất các công ty trong ngành chế biến thực phẩm tiêu dùng.

Vào tháng 1/2015, Pan Pacific đã huy động 21,5 triệu cổ phiếu với giá 35.000 đồng/cổ phiếu và thu về gần 749 tỷ đồng từ các tổ chức lớn như: TAEL, Mutual Fund Elite, IFC, GIC Private Ltd, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI, CTCP CSC Việt Nam, Công ty TNHH Bất động sản Sài Gòn Đan Linh… Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ gần hết room.

Tại đại hội vừa qua, cổ đông của Pan Pacific đã thông qua việc phát hành 16,6 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư, mua lại, hợp nhất các công ty hoạt động trong ngành nông nghiệp và thực phẩm.

Giáo sư Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam, đồng thời là thành viên HĐQT Pan Pacific cho biết: “Việt Nam không phải thiếu giống tốt nhưng về vấn đề tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nếu việc sản xuất chỉ dừng lại ở bán giống thì mới là giai đoạn đầu. Còn Pan Pacific có tầm nhìn xa hơn là đưa sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đến bàn ăn của người tiêu dùng. Ví dụ như bắp, Pan Pacific sẽ lựa chọn là dòng thực phẩm chứ không phải bắp dành làm thức ăn gia súc.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi luôn tồn lại nhiều khó khăn. Đối với những mặt hàng xuất khẩu còn phải chịu nhiều tác động của các hàng rào phi thuế quan từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, giá sản phẩm nông nghiệp trên thế giới cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình cung cầu nên các doanh nghiệp thiếu kênh thông tin và kiến thức, kinh nghiệm để tự bảo vệ sẽ gặp những rủi ro với biến động giá cả đầu vào, đầu ra”.

Với cách đi chắc chắn xây dựng chuỗi sản xuất từ giống, tổ chức sản xuất đến chế biến sản phẩm cuối, Giáo sư Trần Đình Long tin tưởng Pan Pacific sẽ thành công và trở thành điểm nhấn trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Ánh Hoa

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.