Thứ hai, 02/08/2021, 09:32 AM

Nông sản, thực phẩm cho Thủ đô: Không để biến động lớn trong bất cứ tình huống nào!

(CL&CS) - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về thúc đẩy sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Thứ trưởng yêu cầu Hà Nội và 21 địa phương đang cung cấp nông sản, thực phẩm cho Hà Nội phải chủ động lên phương án đối phó với các tỉnh huống và Bộ sẽ cùng với Hà Nội chỉ đạo công việc này...

Ngay sau khi được thành lập, ngày 31/7, Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh thành phía Bắc trong điều kiện dịch COVID-19 của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có buổi làm việc với Hà Nội về thúc đẩy sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ nông sản..

Hà Nội chuẩn bị nhiều kịch bản

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan, cho biết khi dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, Thành phố rất chú trọng đến việc tổ chức sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa cũng như các tỉnh phía Bắc.

Trong công tác phòng chống dịch, để đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm cho người dân trên địa bàn Thành phố, Hà Nội đã triển khai 2 nguồn cung.

Rau củ của Hà Nội chỉ đáp ứng 65% nhu cầu

Rau củ của Hà Nội chỉ đáp ứng 65% nhu cầu

Nguồn cung thứ nhất là Hà Nội cố gắng đảm bảo tự cung tự cấp ở mức độ cao nhất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sở NN&PTNT đã rà soát những vùng trồng để có cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu trong thời gian dịch bệnh diễn ra tại Thành phố.

Nguồn cung thứ hai, Sở Công thương đã chỉ đạo hệ thống phân phối tiếp tục giữ ổn định những đầu mối, nguồn cung cấp từ các tỉnh đang thực hiện cung ứng hàng hóa cho Hà Nội.

Thành phố đang thực hiện 2 Chương trình là “Phương án dự trữ hàng hóa phòng chống dịch” và “Bình ổn thị trường”, qua đó các hệ thống phân phối sẽ dự trữ hàng hóa và đảm bảo điều tiết cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trên địa bàn.

"Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện dự trữ nguồn hàng để phục vụ cho nhu cầu của người dân trên tại các hệ thống siêu thị phân phối trực tiếp, dự trữ tại kho hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội, dự trữ tại tổng kho các hệ thống phân phối của một số tỉnh lân cận Hà Nội, dự trữ tại kho hàng của nhà cung cấp"- Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội thông tin.

Cũng theo Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, không có đơn vị nào trên địa bàn TP. Hà Nội xảy ra thiếu hụt hàng hóa cục bộ. “Rút kinh nghiệm từ những lần chống dịch trước cùng với tinh thần chủ động được nêu cao, TP. Hà Nội đã dự đoán và có những phương án, kịch bản để ứng phó với biến động cung cầu trong thời gian xảy ra dịch bệnh"- bà Lan cho hay.

Đại diện Sở Công Thương nhận định tình hình dịch bệnh hiện nay rất phức tạp, Hà Nội đã bắt đầu triển khai những biện pháp mạnh hơn tại một số địa phương có nguy cơ cao. Nếu duy trì được việc phòng chống dịch như hiện nay thì nguồn cung hàng hóa vẫn sẽ được đảm bảo, sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra bình thường.

"Tuy nhiên nếu tình huống xấu hơn xảy ra như số lượng ca F0 tăng cao, các tỉnh phía Bắc cũng phải thực hiện giãn cách xã hội như Hà Nội thì bắt buộc sẽ phải có những phương án khó khăn hơn"- bà Lan nêu vấn đề.

Đồng hành cùng Hà Nội

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao nỗ lực của Hà Nội , ngoài đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, Hà Nội tiếp tục duy trì sản xuất với mức tăng trưởng 3% so với cùng kỳ, đảm bảo lưu thông phân phối không chỉ nội bộ Hà Nội mà kết nối với các tỉnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hợp trực tuyến với Hà Nội tại đầu cầu Bộ NN&PTNT

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hợp trực tuyến với Hà Nội tại đầu cầu Bộ NN&PTNT

“Đảm bảo mục tiêu “kép”là đương nhiên, nhưng trước hết phải chống dịch. Tuy nhiên chúng ta cùng không lường hết sự phức tạp và diễn biến khó lường của dịch, đặc biệt là biến chủng Delta...”- Thứ trưởng lưu ý.

Chính vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Hà Nội phải tiếp tục duy trì sản xuất, ổn định đàn lợn, gia súc, thủy sản; phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao nhất; các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cũng phải đảm bảo, thậm chí còn cao hơn bình thường; Về lưu thông, tuy vừa rồi có Văn bản tháo gỡ của Phó Thủ tướngg Lê Văn Thành, nhưng theo phản ánh của một số DN, đâu đó tại các xã, phường, quận huyện, đặc biệt vùng sâu vùng xa vẫnchưa quán triệt...,  nên Hà Nội cần đặc biệt lưu ý, không để xảy ra ách tắc.

Rút kinh nghiệm từ TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý Hà Nội về các chợ đầu mối và các cơ sở giết mổ gia xúc và cần có các phương án trong trường hợp xấu nhất.

Đối với 21 tình cấp nông sản, thực phẩm cho Hà Nội, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh tổ chức sản xuất  ổn định, phải rà soát, chỉ đạo chặt chẽ. “Các địa phương phải chuẩn bị các phương án để khi xảy ra các tỉnh huống điều động như thế nào? Bộ sẽ cùng với Hà Nội chỉ đạo vấn đề này này,,,”- Thứ trưởng lưu ý/

Đối với các DN, Thứ trưởng đề nghị sản xuất ổn định, đảm bảo dự trữ hàng hóa tại kho, chợ, siêu thị, tại các DN để khi có băt cứ tình huốn nào cũng phải đảm bảo lương thực, thực phẩm cho Hà Nội

“Đề nghị các DN, hiệp hội ngành hàng trên khả năng cân đổi đảm bảo huy động  được nguồn lực, có lệnh là đi cùng Bộ, Hà Nội và các sở, ban ngành. Tính thần là sát cánh, đảm bảo chuỗi cung ứng…”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh: "Trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng không được để Thủ đô xảy ra biến động lớn. Với tình hình dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay, việc đảm bảo an ninh, chất lượng lương thực thực phẩm sẽ giúp TP. Hà Nội thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội".

Khả năng tự cung tự cấp của Thủ đô như thế nào?

Theo Sở NN&PTNT, Hà Nội với số dân khoảng 10,33 triệu người hiện đang sinh sống, học tập và làm việc, hàng năm đón khoảng 20 triệu khách du lịch đến thăm viếng mỗi danh thắng của Thủ đô. Cụ thể khả năng cung ứng các mặt hành thiết yếu của Hà Nội như sau:

+ Gạo: Sản lượng sản xuất trong 1 vụ khoảng 338.028 tấn/vụ ( trung bình khoảng 56.338 tấn/tháng) , trong khi nhu cầu 1 tháng của Thành phố là 92.970 tấn, đáp ứng được 65,6% nhu cầu tiêu dùng của người dân, cần cung cấp từ bên ngoài Thành phố là 36.632 tấn/ tháng (39,4%);

+ Thịt lợn: sản lượng xuất chuồng 1 tháng khoảng 17.500 tấn, trong khi nhu cầu 1 tháng của Thành phố là 18.594 tấn, đáp ứng 94,1% nhu cầu, cần cung cấp từ bên ngoài Thành phố là 1.094 tấn/tháng (5,9%);

+ Thịt trâu, bò: sản lượng xuất chuồng 1 tháng khoảng 1.032 tấn, trong khi nhu cầu 1 tháng của Thành phố là 5.350 tấn, đáp ứng 19,3% nhu cầu, cần cung cấp từ bên ngoài thành phố là 4.318 tấn/tháng (80,7%);

+ Thịt gia cầm: sản lượng xuất chuồng trong 1 tháng là 10.671 tấn, trong khi nhu cầu 1 tháng của Thành phố là 6.198 tấn, như vậy sản lượng xuất chuồng thịt gia cầm trên địa bàn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

+ Trứng gia cầm: sản lượng 1 tháng là 116,7 triệu quả, trong khi nhu cầu 1 tháng của Thành phố là 123,9 triệu quả, như vậy sản lượng trứng gia cầm trên địa bàn đáp ứng 94,2%, lượng trứng gia cầm cần cung cấp từ bên ngoài Thành phố là 7,2 triệu quả (5,8%);

+ Thủy sản: Sản lượng thủy sản thu hoạch 1 tháng là 10.350 tấn, nhập từ các tỉnh trên 2.000 tấn.

+ Thực phẩm chế biến : Sản lượng sản xuất 1 tháng khoảng 1.000 tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng 1 tháng của thành phố là 5.165 tấn, như vậy nguồn cung thực phẩm chế biến trên địa bàn đáp ứng 19%, lượng thực phẩm chế biến cần cung cấp từ bên ngoài thành phố là 4.240 tấn (81%);

+ Rau củ: sản lượng sản xuất 1 tháng là 67.299 tấn, trong khi nhu cầu 1 tháng của thành phố là 103.300 tấn, như vậy sản lượng tự sản xuất rau củ trên địa bàn  đáp ứng 65,1% tổng nhu cầu, lượng rau củ cần cung cấp từ bên ngoài thành phố là 36.001 tấn (34,9%).

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa xây dựng theo TCVN 4314:2022

Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa xây dựng theo TCVN 4314:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:05

(CL&CS) - Trong ngành xây dựng hiện nay, vữa xi măng là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, có mặt hầu hết trong các công trình từ dân dụng cho đến công nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng thì vữa xây dựng cần tuân theo TCVN 4314:2022.

Tiêu chuẩn - công cụ đảm bảo duy trì các chuẩn mực trong thương mại

Tiêu chuẩn - công cụ đảm bảo duy trì các chuẩn mực trong thương mại

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS) - Tiêu chuẩn là công cụ và phương tiện quan trọng để đảm bảo duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế.

Dự thảo tiêu chuẩn Ai Cập về hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển

Dự thảo tiêu chuẩn Ai Cập về hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS) - Ai Cập vừa thông báo dự thảo tiêu chuẩn về “Hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển – Phần 1: Đo lường và xác minh năng lượng”.