Nợ xấu của Petro Vietnam đạt con số kỷ lục 6.787 tỷ đồng

(NTD) - Trong năm 2015, tổng nợ xấu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tăng 1.798 tỷ đồng lên 6.787 tỷ đồng. Nợ xấu tập trung tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất , CTCP PVI, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam và các khoản ủy thác đầu tư.

Sau khi danh sách các doanh nghiệp nhà nước vi phạm quy định về công bố thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố. Petro Vietnam đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 vào thời điểm... quý 3/2016.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đều giảm mạnh. Doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 21,7 và 31,2% so với năm 2014. Cụ thể, doanh thu đạt 288.508 tỷ đồng, giảm 79.899 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 26.565 tỷ đồng, giảm 12.050 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của Petro Vietnam giảm là việc ảnh hướng giá dầu thế giới sụt giảm mạnh trong năm qua. Với nguyên nhân này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng sẽ kéo dài cho đến năm 2016.

giá dầu giảm
Giá dầu thế giới giảm sâu ăn mòn lợi nhuận của Petro Vietnam

Ngoài việc giá dầu giảm thì chi phí tài chính tăng mạnh khiến lợi nhuận của Tập đoàn cũng giảm theo. Năm 2015, chi phí tài chính của Petro Vietnam tăng 103,2% từ mức 8.316 tỷ đồng lên 16.890 tỷ đồng. Như vậy, bình quân Petro Vietnam phải chi ra 46,9 tỷ đồng/ngày để trả chi phí tài chính. Đồng thời, chi phí lãi vay cũng tăng theo đạt mức 4.916 tỷ đồng.

Đối với nợ, các khoản nợ phải trả của Petro Vietnam chiếm tới 72% vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ ngắn hạn ở mức 156.221 tỷ đồng và nợ dài hạn 163.083 tỷ đồng. Về khoản vay nợ tài chính dài hạn gồm các khoản vay nợ và thuế tài chính bằng USD, VND, EUR từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Các khoản vay và nợ thuế tài chính được Tập đoàn vay dưới hình thức tín chấp hoặc Bộ Tài chính bảo lãnh, hoặc được đảm bảo bằng chính tài sản của Tập đoàn. Với tổng khoản vay là 146.268 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2014.

Tại ngày 31/12/2015, tập đoàn có một số khoản nợ xấu chủ yếu: Phải thu ủy thác đầu tư và phải thu khác của Tập đoàn là 2.150 tỷ đồng (tăng 1.704 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất có các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày trị giá 898 tỷ đồng, tăng 797 tỷ đồng; Các khoản phải thu, cho vay quá hạn tồn đọng lâu ngày tại CTCP PVI trị giá 720 tỷ đồng, giảm 69 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu Việt Nam có các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày trị giá 922 tỷ đồng, giảm 142 tỷ đồng. Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) có các khoản phải thu tồn động lâu ngày trị giá 2.097 tỷ đồng, tăng 307 tỷ đồng.

Cũng theo số liệu tại báo cáo tài chính, trong năm 2015, nghĩa vụ tiền trả nợ gốc của tập đoàn là 110.256,9 tỷ đồng (con số này năm trước đó là 145.577 tỷ đồng). Tiền vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2015 là hơn 81.000 tỷ đồng.

Là công ty được Petro Vietnam góp vốn bằng tiền mặt của các công ty thành viên vừa qua rất được dư luận quan tâm chính là Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí (PVC) - Petro Vietnam sở hữu 54,47% vốn điều lệ - đã thua lỗ kéo dài từ việc lãnh đạo không kiểm soát công ty khiến công ty rơi vào tình trạng “chết yểu”.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, PVC chỉ lãi vỏn vẹn 32,4 tỷ đồng mặc dù đây là mức cao gấp 3,3 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hiện nay lỗ lũy kế tại doanh nghiệp ông Trịnh Xuân Thanh từng quản lý còn lỗ hơn 2.896 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu đến từ chi phí lãi vay với 26,5 tỷ đồng. Hiện PVC còn nợ vay ngắn hạn 1.093 tỷ đồng và 1.481 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

 Ánh Hoa

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.