Thứ năm, 11/04/2024, 15:30 PM

Ninh Bình: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội

(CL&CS) - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, vận dụng sáng tạo các quy định trong việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

15-3387

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương tập trung triển khai, thực hiện mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”. Trong quá trình nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh cần chú ý mục tiêu phát triển nhà ở xã hội phải gắn liền với phát triển thị trường bất động sản, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn và tuân thủ chặt chẽ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Ngoài ra, tập trung rà soát, lập điều chỉnh Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Ninh Bình, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cụ thể, rõ ràng hàng năm để làm cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện. Rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô phù hợp, đảm bảo an sinh xã hội, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Thường xuyên rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải đảm bảo chất lượng, có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các dịch vụ thiết yếu như đối với các dự án nhà ở thương mại.

Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh phương án bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng và tổ chức giải phóng mặt bằng sạch để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm triển khai đảm bảo công khai, minh bạch.

Cùng với đó đôn đốc, yêu cầu chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn các chủ đầu tư khác thực hiện.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Bộ Xây dựng: Phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc theo Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030

Bộ Xây dựng: Phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc theo Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 09:53

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Xây dựng có Công văn 1502/BXD-QHKT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc triển khai thi hành Luật Kiến trúc theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 16/8/2019; Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam.

Thông xe tuyến đường gần 200 tỉ đồng kết nối Hà Nội với Bắc Giang

Thông xe tuyến đường gần 200 tỉ đồng kết nối Hà Nội với Bắc Giang

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 08:06

(CL&CS)- Tuyến đường 4,2km nối Hà Nội với Bắc Giang chính thức thông xe giúp tăng tính kết nối, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương và các vùng lân cận.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 20:19

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.