Văn hóa và Đời sống
Chủ nhật, 10/03/2024, 14:47 PM

Những loại vũ khí huyền thoại của Việt Nam có thể tiêu diệt được cả 1 đội quân giặc, khiến nhân loại ngả mũ thán phục

Trí tuệ người Việt đã nhiều lần tỏa sáng dưới hình hài các sáng chế qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.

Thần thoại Việt Nam là một kho tàng văn hóa vô hấp dẫn với nhiều câu chuyện kỳ thú về các anh hùng, các vị thần, các sinh vật huyền bí và các sự kiện lịch sử. Trong những câu chuyện ấy, các vũ khí đóng một vai trò quan trọng, không chỉ là công cụ chiến đấu mà còn là biểu tượng của sức mạnh, tinh thần và niềm tin dân tộc Việt Nam. Trong đó, có những loại vũ khí thần thánh, có sức mạnh phi thường được kể đến như:

Nỏ thần An Dương Vương

Theo truyền thuyết, nỏ thần An Dương Vương hay còn gọi là nỏ Liên Châu là một loại nỏ thần có thể bắn ra những mũi tên sắt cực kỳ mạnh mẽ, có thể xuyên thủng mọi loại giáp trụ. Nỏ thần được chế tạo bởi tướng quân Cao Lỗ, người cũng giúp An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, Kinh đô của nước Âu Lạc.

Tương truyền, nỏ thần bắn một lúc nhiều mũi tên và chỉ vài lần bắn là quân giặc đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy. Ảnh minh họa

Tương truyền, nỏ thần bắn một lúc nhiều mũi tên và chỉ vài lần bắn là quân giặc đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy. Ảnh minh họa

Nỏ thần được thần Kim Quy tặng cho An Dương Vương để giúp ông đánh đuổi quân xâm lược Triệu Đà. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đã chiến thắng quân Triệu Đà, giữ vững độc lập cho đất nước. Thất bại trước vua An Dương Vương nhiều lần, Triệu Đà đã xin giảng hòa, sai con trai Trọng Thủy sang cầu thân nhưng mục đích chính là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Công chúa Mỵ Châu - con gái An Dương Vương vì mất cảnh giác đã trao cho Trọng Thuỷ nỏ thần để xảy ra bi kịch mất nước.

Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng

Nòng súng thần cơ là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Phía đuôi súng được đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn, người ta nhồi thuốc súng vào phía đáy rồi đặt mũi tên vào giữa và nhồi loại đạn ghém bằng sắt và chì.

Súng thần cơ có nhiều loại, to nhỏ khác nhau. Hồ Nguyên Trừng chú trọng chế tạo loại thần cơ lớn gọi là “thần cơ pháo”, chất là súng thần công cỡ lớn được đặt cố định trên thành hoặc trên xe kéo cơ động.

Khi đối mặt với nhà Hồ, quân Minh bao phen kinh hoàng về loại súng này. Nhưng cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại vì không được dân ủng hộ. Giặc Minh đã bắt được nhiều súng thần cơ và cả Hồ Nguyên Trừng – nhà sáng chế ra nó. Hồ Nguyên Trừng đã bị đưa về Trung Hoa để phục vụ việc phát triển hỏa lực của nhà Minh. Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn cho biết: “Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”.

Gươm Thuận Thiên của vua Lê Thái Tổ

Thuận Thiên Kiếm đã giúp Lê Lợi và các chiến binh Lam Sơn đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Việt. Ảnh minh họa

Thuận Thiên Kiếm đã giúp Lê Lợi và các chiến binh Lam Sơn đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Việt. Ảnh minh họa

Tương truyền vào buổi đầu khởi nghĩa, Lê Lợi vẫn chưa có thanh thế, đã trải qua nhiều lần bị quân Minh truy sát. Một lần nọ, Lê Lợi đến thăm nhà viên thuộc tướng Lê Thận thì thấy có lưỡi kiếm khắc chữ "Thuận Thiên", dù lưỡi kiếm bén nhưng cũng chưa biết là báu vật.

Lại một lần khác, trong lúc chạy trốn giặc, Lê Lợi tình cờ tìm được chuôi kiếm nạm ngọc, khi cầm lên thấy đẹp đẽ lạ thường mới nhớ tới lưỡi kiếm kỳ lạ ở nhà Lê Thận bèn cầm về. Khi ghép hai mảnh lại, thanh kiếm phát ra ánh sáng rực rỡ, tỏa ra âm thanh như tiếng sấm. Lê Lợi hiểu ra đây là một vũ khí thần kỳ, đặt tên là Thuận Thiên Kiếm. Về sau, Thuận Thiên Kiếm đã giúp Lê Lợi và các chiến binh Lam Sơn đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Việt.

Theo các giai thoại dân gian, đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền trên hồ Lục Thủy dạo mát và ngắm cảnh, bỗng nhiên ngài thấy có ánh vàng loang loáng dưới nước và một lúc sau rùa vàng ngoi lên mặt nước rồi bơi về phía thuyền của nhà vua. Lúc ấy, Lê Thái Tổ chợt nhớ đến lưỡi gươm mà Lê Thận cho với hai chữ "Thuận Thiên" đã giúp ngài đánh tan giặc ngoại xâm. Khi ngài vừa rút gươm ra khỏi vỏ thì lưỡi gươm đã tự bay về phía rùa vàng. Rùa ngậm lưỡi gươm và lặn xuống hồ và từ đấy hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm (dân gian quen gọi là hồ Gươm).

Định Nam Đao của Mạc Thái Tổ

Thanh long đao của vua Mạc Đăng Dung thờ trong hậu đường nhà Thái miếu. Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc

Thanh long đao của vua Mạc Đăng Dung thờ trong hậu đường nhà Thái miếu. Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc

Theo câu chuyện lưu truyền trong dân gian, một người thợ rèn bí ẩn thấy tướng mạo khác thường của chàng trai Mạc Đăng Dung, làm nên nghiệp lớn không phải bằng con đường kinh sử mà là võ học. Chính vì vậy, người thợ đã rèn thanh long đao như một lời nhắn ngầm Mạc Đăng Dung sẽ thành thiên tử từ chính binh khí này. Sau khi rèn xong, ông để lại cây long đao kèm với một bài kệ đại ý là: “Cơ nghiệp sẽ dựng nên từ đây, cây đao này chỉ dành cho người có duyên, dùng nó sẽ làm nên sự lớn”.

Với binh khí này, Mạc Đăng Dung đã trúng Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long, dưới triều vua Lê Uy Mục, được sung quân Túc vệ. Trong các cuộc dẹp loạn phe phái ở Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa... Định Nam đao trở thành trợ thủ đắc lực giúp ông chiến thắng, bảo vệ triều đình. Mạc Đăng Dung được phong tới chức Thái sư, tước An Hưng vương, đức trí bậc nhất triều đình.

Triều Lê sơ suy tàn, tháng 6/1527, hoàng đế Lê Cung Hoàng hạ chiếu nhường ngôi cho Thái sư Mạc Đăng Dung, lập nên triều Mạc, lấy niên hiệu Minh Đức. Ở ngôi đến năm 1529, học theo nhà Trần ông nhường ngôi cho con trai trưởng là Mạc Đăng Doanh, lui về làm Thái thượng hoàng.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Một tháng nữa DIFF 2024 diễn ra tại Đà Nẵng, nhiều người “nhấp nhổm” săn vé sớm

Một tháng nữa DIFF 2024 diễn ra tại Đà Nẵng, nhiều người “nhấp nhổm” săn vé sớm

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 21:43

(CL&CS) - Chỉ còn 1 tháng nữa là mùa hè Đà Nẵng sẽ bùng nổ với Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2024. Rất nhiều du khách đã háo hức đặt vé bay sớm đến Đà Nẵng và săn vé DIFF ngay trong đêm khai mạc để “mục sở thị” bữa tiệc ánh sáng đỉnh cao bên sông Hàn.

Hà Nội và những đường, phố mang tên vua: Đều là những tuyến giao thông huyết mạch nội đô, có nơi thuộc tuyến phố đi bộ nổi tiếng nhất

Hà Nội và những đường, phố mang tên vua: Đều là những tuyến giao thông huyết mạch nội đô, có nơi thuộc tuyến phố đi bộ nổi tiếng nhất

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 21:33

Những con đường này không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn mang nhiều giá trị lịch sử sâu sắc của đất nước.

2 loạt hạt là 'thủ phạm gây ung thư', còn độc hơn cả đồ ăn nhanh hay thịt nướng nhưng nhiều người vẫn vô tư ăn mà không hề hay biết

2 loạt hạt là 'thủ phạm gây ung thư', còn độc hơn cả đồ ăn nhanh hay thịt nướng nhưng nhiều người vẫn vô tư ăn mà không hề hay biết

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 21:32

Các loại hạt thường có giá trị cao, nhưng với hai loạt hạt này bạn nên tránh ăn bởi chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.