Dữ liệu cũ
Thứ năm, 03/01/2019, 08:12 AM

Những dự án BĐS tai tiếng năm 2018: Chủ đầu tư ViDec liên tục bị “sờ gáy”!

(NTD) - Có lẽ chưa năm nào thị trường bất động sản (bđs) lại chứng kiến kỷ lục những vụ việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua nhà. Điển hình cho những dự án tai tiếng đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí trong năm 2018, phải kể đến các dự án thuộc chủ đầu tư non trẻ mới ra nhập thị trường bđs được mấy năm như ViDec, EcoLand, Hải Phát...

 1. Các dự án tai tiếng ca Tp đoàn ViDec

Chủ đầu tư dự án Riverside Garden (số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội) đã bị phạt 75 triệu đồng vì bàn giao nhà cho khách hàng trong khi các hạng mục công trình đưa vào sử dụng chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

unnamed

Riverside Garden (s 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Ni) đã b pht 75 triu đồng vì chưa đủ điu kin bàn giao đã cho dân vào ở.

videc

 Dự án The Diamond Park tại Mê Linh mới đây bị Thủ tướng yêu cầu thanh tra toàn diện.

Cụ thể ngày 26/6/2018, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Quyết định số 1784/QĐ-XPVPHC “Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt xây dựng” đối với Công ty Videc, chủ đầu tư dự án Chung cư Riverside Garden vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: “Bàn giao, đưa hạng mục công  trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định, vi phạm Điểm C, Khoản 5, Điều 17 Nghị định 139/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ".

Theo đó, hình thức xử phạt chính với số tiền 75.000.000 đồng và buộc Videc trong thời hạn 15 ngày phải có văn bản đề nghị cơ quan thẩm quyền kiểm tra theo quy định.

Mặc dù, bị các cơ quan chức năng quận Thanh xuân xử lý chưa được bao lâu, thì Tập đoàn ViDec bị các cơ quan báo chí phát hiện sai phạm tại dự án nhà ở thu nhập thấp The Diamond Park tại Mê Linh (Hà Nội).

Cụ thể, hàng loạt các báo điện tử đã liên tiếp “tố” Dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp (The Diamond Park) tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã bị chủ đầu tư "cắt xén" để xây biệt thự, nhà liền kề với các bài viết: "Bên trong dự án nhà ở xã hội bị 'cắt xén' xây biệt thự, nhà liền kề"; "Công ty Cổ phần - Tập đoàn Videc: Có 'làm xiếc' trên Dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp"; "Phù phép nhà ở xã hội bán toàn biệt thự"...

Trước sai phạm trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thanh tra toàn diện Dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp (The Diamond Park) tại huyện Mê Linh; kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan về từng nội dung liên quan đến Dự án và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/3/2019.

2. Ecolake View b dân tố”ép nhn nhà

Ngày 3/11, nhiều khách hàng đã bức xúc căng băng rôn, biểu ngữ phản đối chủ đầu tư dự án Eco Lake View (32 Đại Từ, phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội), “ép” nhận bàn giao căn hộ khi chưa đủ điều kiện và thu tiền không đúng quy định,..

unnamed (1)

 Người dân xuống đường phản đối chủ đầu tư EcoLand.

Theo quảng cáo khi rao bán dự án, Eco Lake View sẽ có đường đôi nội khu, bể bơi, khu vui chơi trẻ em, sân bóng, sân golf, tuy nhiên trên thực tế các điểm trên không giống như quảng cáo ban đầu. Các cư dân cho rằng, CĐT Ecoland cố ý thi công hạ tầng không theo thiết kế được phê duyệt.

Theo quan sát của cư dân, nội thất tại một số căn hộ dù chưa được bàn giao đã có tình trạng bong tróc, cong vênh, sứt mẻ, trần nhà có hiện tượng thấm dột và thang máy chở hàng có diện tích rất nhỏ (cửa ra vào chỉ khoảng 80 cm), rất khó cho việc vận chuyển đồ đạc.

Ngoài ra, cư dân cho rằng CĐT có dấu hiệu vi phạm hợp đồng mua bán khi không thông báo cho cư dân sự thay đổi trong việc sử dụng thiết bị nội thất, cụ thể là thiết bị điện. Theo đó, Điểm d Khoản 1 Điều 5 Hợp đồng ghi rõ: “Việc thay thế trang thiết bị, vật liệu hoàn thiện bên trong căn hộ bao gồm cả thay thế tương đương phải có sự thoả thuận của bên mua”.

Không những vậy, cư dân còn bức xúc trước việc CĐT không cho họ xem nhà, dù trong Hợp đồng có ghi rõ, người dân có quyền giám sát tiến độ cũng như việc xây dựng công trình.

“Ép khách hàng nhn nhà khi chưa đủ điu kin?

Theo cư dân, CĐT Ecoland do ông Đào Văn Công làm chủ đầu tư đã gửi thông báo cho cư dân toà HH2 về thời điểm nhận bàn giao căn hộ khi chưa công bố các văn bản, hồ sơ nghiệm thu công trình của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo phản án của người dân, vào thời điểm được thông báo nhận nhà chủ đầu tư EcoLand tại địa chỉ số 32 phố Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội, mới hoàn thiện dự án đạt 75 - 80% (chưa làm bể nước phòng cháy chữa cháy. Đường đi của toà HH3 còn chưa làm...). Trong khi đó quảng cáo với chúng tôi tháng 9/2018 sẽ xong, đường ra Đại Từ nhỏ như thế này, xe cứu hoả vào rất khó khăn. Một công trình mới đạt được như vậy mà ép cư dân đến nhận nhà. Nhận nhà có nghĩa là vào để ở, phải ở được, nhưng rất nhiều hạng mục chưa hoàn thành.

Đáng nói, dù theo các khách mua nhà tại Eco Lake View, dự án chưa thể đưa vào sử dụng vì hạ tầng chưa hoàn thiện nhưng CĐT Ecoland lại yêu cầu khách hàng phải nộp phí dịch vụ 8.000 đồng/m2 ngay khi nhận được thông báo bàn giao nhà. Một cư dân chi sẻ: "Việc đóng ngay 3 tháng tiền dịch vụ trước khi nhận bàn giao nhà là chưa hợp lý".

“Dù trong hợp đồng có ghi rõ chúng tôi phải đóng cả 102% giá trị căn hộ, bao gồm cả phí bảo trì, nhưng như thế là sai quy định của pháp luật, không thể bắt chúng tôi làm theo thế được”- cư dân mua nhà tại dự án do ông Đào Văn Công làm chủ đầu tư bức xúc cho biết.

3. Gn 1000 h dân s dng nước không đạt chun ti dự án Tân Tây Đô

Nhiều cư dân còn treo băng rôn trước nhà phản đối chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát với các nội dung như: “yêu cầu Hải Phát cấp nước sạch”; “cư dân Tân Tây Đô cần nước sạch”; “Tân Tây Đô: 5 năm dùng nước độc Asen, Amoni”…

Ngày 1/8, cư dân tại đây cũng gửi đơn kêu cứu về tình trạng nước tới Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Trong đơn kêu cứu, người dân cho biết gần 1.000 hộ dân phải tốn nhiều tiền để mua máy lọc nước chống chọi với nước bẩn. Những hộ có điều kiện hơn phải bỏ hàng triệu đồng mỗi tháng để mua nước bình đóng chai về sinh hoạt.

hai phát

Gần 1000 hộ dân sống tại tự án Tân Tây Đô (Đan Phượng) treo cờ phản đối chủ đầu tư                           Hải Phát cung cấp nguồn nước sinh hoạt không đạt chuẩn.

Người dân còn cho rằng trên địa bàn có Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội sẵn sàng bán nước sạch cho khu đô thị Tân Tây Đô, nhưng chủ đầu tư vẫn mua nước khoan bị cơ quan chức năng nhiều lần chỉ ra là không đạt chuẩn của một doanh nghiệp khác.

Người dân nói rằng đường ống nước của Công ty nước sạch Tây Hà Nội đi qua quốc lộ 32, dẫn nước sạch từ sông Đà về, cách Tân Tây Đô chỉ 500 m nhưng Hải Phát vẫn không mua.

Theo UBND huyện Đan Phượng, khi được xây dựng vào năm 2008, khu đô thị Tân Tây Đô được bố trí nguồn nước từ trạm cấp nước công suất 9.000 m3/ngày đêm đặt ở  thôn Hạnh Đản, sau sẽ bổ sung từ nguồn nước sông Đà. Tuy nhiên, đến nay trạm cấp nước trên chưa được xây dựng.

Năm 2010, huyện Đan Phượng có công văn xác nhận trạm cấp nước công suất 9.000 m3/ngày đêm chưa được xây dựng gửi và đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xem xét cấp phép khai thác nước ngầm, xây dựng trạm xử lý nước sạch 1.200 m3/ngày đêm để phục vụ cho các hộ dân Tân Tây Đô và đã được chấp thuận.

Tuy nhiên, trạm cấp nước 1.200 m3/ngày đêm bị các ngành chức kiểm tra và chỉ ra chất lượng nước không đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Cơ quan chức năng đã tiến hành cải tạo, sửa chữa nhưng đến nay chất lượng nước vẫn chưa khắc phục được theo đúng quy định của Nhà nước.

Ngày 4/6, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã đề nghị các đơn vị liên quan liên hệ với Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội để nghiên cứu, thực hiện đầu tư bổ sung đấu nối nguồn cung cấp nước sạch sông Đà đến Tân Tây Đô, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa bàn, đáp ứng nhu cầu nước sạch chính đáng của cư dân Tân Tây Đô, UBND huyện Đan Phượng đã đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét xử lý trách nhiệm Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát, Công ty cổ phần đầu tư Công nghệ & Môi trường Việt Nam và các đơn vị liên quan trong việc cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng theo quy định.

Đáp ứng nguyện vọng của cư dân Tân Tây Đô, UBND huyện Đan Phượng cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội bổ sung địa bàn khu đô thị này thuộc mạng lưới cấp nước sạch tập trung bằng nguồn nước sông Đà.

Đức Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.