Thứ ba, 21/03/2023, 17:31 PM

Những bất cập phát sinh khi thực hiện quy định gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

(CL&CS) - Theo VASEP, thực tế đang có nhiều bất cập trong công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hải sản sang EU.

VASEP cho rằng, với một số phát sinh, bất cập trên đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp

VASEP cho rằng, với một số phát sinh, bất cập trên đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản phản ánh những bất cập phát sinh khi thực hiện Quyết định 81 về “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra Ủy ban châu Âu (EU) lần thứ 4”.

Theo VASEP, thực tế đang có nhiều bất cập trong công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hải sản sang EU.

Cụ thể, một số doanh nghiệp mua cá ngừ vây vàng nhưng không xin được giấy S/C vì ban quản lý cảng cá cho rằng cá có size lớn không phải là cá ngừ vây vàng. Tuy nhiên, VASEP và doanh nghiệp không tìm thấy có quy định cụ thể nào quy định việc phân biệt hay phân loại cá ngừ vây vàng theo kích cỡ.

Hoặc khi doanh nghiệp thu mua cá cờ kiếm của tàu có giấy phép khai thác chính là cá ngừ đã bị ban quản lý cảng cá từ chối cấp S/C dù quá trình ra khơi, ngoài cá ngừ là nguyên liệu khai thác chính thì ngư dân vẫn khai thác được các loại cá khác.

Một khó khăn khác là doanh nghiệp không xin được giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) cho một số lô hải sản khai thác xuất khẩu châu Âu với các lô hàng có nguyên liệu từ tàu khai thác dài ngày.

Nguyên nhân là cơ quan quản lý cho rằng thời gian từ lúc bắt đầu khai thác đến bốc dỡ nguyên liệu khi cập cảng của tàu cá kéo dài mà không có hoạt động chuyển tải sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, việc tàu cá ra khơi dài ngày không đồng nghĩa với các lô hải sản cũng có thời gian lưu trữ tương ứng vì ngư dân có nhiều chuyến quăng lưới suốt thời gian ra ngư trường.

Cũng theo VASEP, Việt Nam chưa có quy định pháp quy về thời gian khai thác biển như thế nào thì mới được xuất khẩu, thì việc đánh giá mức độ đáp ứng của lô hàng (nếu cần thiết) thì cơ quan chức năng xem xét việc sử dụng những biện pháp cụ thể để đánh giá (chỉ tiêu ATTP,…).

VASEP cho rằng, với một số phát sinh, bất cập trên đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp, và trong bối cảnh mục tiêu thực hiện tốt các quy định hiện hành về chống khai thác IUU, gỡ thẻ vàng của Chính phủ & Bộ NNPTNT, VASEP mong các cơ quan liên quan xem xét có chỉ đạo tháo gỡ các bất cập nêu trên để vừa thực hiện tốt quy định hiện hành vừa khơi thông cho chuỗi khai thác - chế biến và xuất khẩu hải sản sang EU.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.