Chủ nhật, 12/09/2021, 21:18 PM

Nhiều địa phương ùn ứ nông sản mong tiếp tục được kết nối

(CL&CS) - Ghi nhận sự nỗ lực của Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT trong việc kết nối tiêu thụ nông sản của các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg song nhiều địa phương cho biết, hiện nhiều loại nông sản vẫn khó tiêu thụ …

Thông tin tại “Diễn kết nối cung cầu thực phẩm tươi sống cho TP Hồ Chí Minh trong tình hình thực hiện giãn cách phòng chống Covid-19”- Diễn đàn Kết nối nông sản 970 do Tổ công tác 970, Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 11/9, một số địa phương cho biết nhiều loại nông sản đến kỳ thu hoạch cần kết nối tiêu thụ.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Gia Lai, ông Đoàn Ngọc Có cho biết, toàn tỉnh có khoảng 19.000 ha rau đã thu hoạch nhưng cả giá bán và sản lượng tiêu thụ đều giảm do dịch COVID-19.

“Thị trường chủ yếu của nông sản tỉnh là Đà Nẵng, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, TP.Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ. Tất cả đều đang có chính sách giãn cách xã hội để phòng dịch dẫn đến tiêu thụ gặp khó, sản lượng giảm đến 1/3 trong khi giá giảm từ 20-30%...” – ông Có cho hay.

Cũng theo đại diện Sở NN&PTNT Gia Lai, hiện địa phương này còn khoảng 1.500 ha rau với sản lượng khoảng 25.000 tấn tiếp tục thu hoạch, trong đó khó khăn nhất là mặt hàng rau ngót với số lượng vào khoảng 700 tấn mặc dù đã có nhiều chương trình kết nối cung cầu.

Tổ công tác 970 lắng nghe ý kiến các địa phương tại Diễn đàn trực tuyến Kết nối nông sản 970 ngày 11/9

Tổ công tác 970 lắng nghe ý kiến các địa phương tại Diễn đàn trực tuyến Kết nối nông sản 970 ngày 11/9

Ngoài ra, còn có hơn 7.500 ha trái cây chủ yếu là bơ, sầu riêng, nhãn đang vào giai đoạn thu hoạch rộ nhưng tiêu thụ gặp khó khăn. Một sản phẩm đặc trưng của tỉnh nữa đang gặp khó khăn trong tiêu thụ là khoai lang, với diện tích hơn 1.000 ha, sản lượng hàng ngàn tấn.

Về sản phẩm chăn nuôi, ông Có cho biết, tỉnh còn một số trang trại nuôi gà trắng đã thời điểm xuất bán nhưng chưa lưu thông được do hệ thống nhà hàng ở các thị trường chính đều phải đóng cửa phòng chống dịch, tổng số vào khoảng 30.000 con.

Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Dương Phạm Văn Bông cho biết, thông qua sáng kiến tiêu thụ combo nông sản của của Tổ công tác 970, tình hình tiêu thụ ở Bình Dương đã được cải thiện nhưng số lượng tiêu thụ chưa lớn. Bên cạnh đó, do sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản, nhiều mặt hàng ở Bình Dương đã rơi vào tình trạng dư thừa.

Với sản phẩm trồng trọt, hiện nay Bình Dương dư thừa khoảng 80 tấn dưa lưới, 70 tấn chuối và 30 tấn chanh không hạt. Đặc biệt, các sản phẩm rau ăn lá đang dư thừa nhiều và gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Cũng theo đại diện Sở NN&PTNT Bình Dương, trong chăn nuôi, hiện nay khó khăn nhất vẫn là tiêu thụ sản phẩm gà lông trắng, ngoài ra các sản phẩm trứng nhu cầu giảm nên khả năng tiêu thụ cũng chững lại. Cụ thể, mỗi ngày Bình Dương đang tồn hơn 2 triệu quả trứng gà và 200.000 quả trứng cút.

Với Đồng Nai, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai, Trần Lâm Sinh, hiện trái cây dư khoảng 50 tấn bưởi, 200 tấn cam, quýt, 800 tấn củ đậu;Rau củ quả dư khoảng 1.000 tấn.

Trong các sản phẩm chăn nuôi, gà lông trắng dư thừa 200.000 con, vịt dư 80.000 con, dê dư 6.000 con, chim cút dư 300.000 con. Riêng thủy sản dư khoảng 1.000 tấn, trong đó có 800 tấn cá nước ngọt, 200 tấn tôm.

Với những khó khăn trên, các địa phương bày tỏ mong muốn Tổ công tác 970 tiếp tục tăng cường kết nối với TP Hồ Chí Minh và các thị trường truyền thống thông qua các HTX thu mua rau củ, trái cây quy mô lớn của địa phương với hệ thống chợ đầu mối tại các nơi đang thực hiện giãn cách xã hội.

Cơ hội nhìn lại vấn đề phân phối

Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm kinh tế Hợp tác- Trường Cán bộ quản lý NN & PTNT II, thành viên Tổ công tác 970 cho biết, từ lúc Tổ Công tác 970 đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 1.430 đầu mối kết nối nông sản. Đó là các HTX, trang trại, DN sơ chế, chế biến, cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ có năng lực thu gom, vận chuyển.

“Đây là một trong những việc mà chúng tôi cho là thành công, góp phần đưa hàng hóa thông suốt”- ông Hải khẳng định, và cho rằng thành công này đến một phần từ việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa sản lượng, giá cả, thời điểm thu hoạch, khả năng vận chuyển. Dựa vào đây, người mua và người bán đều có thông tin, trực tiếp liên hệ với nhau. Cụ thể là trang htx.cooplink.com.vn.

Giao diện trang web htx.cooplink.com.vn - nơi người mua và người bán đều có thông tin, trực tiếp liên hệ với nhau (Ảnh chụp màn hình)

Giao diện trang web htx.cooplink.com.vn - nơi người mua và người bán đều có thông tin, trực tiếp liên hệ với nhau (Ảnh chụp màn hình)

Cũng theo đại diện Tổ công tác 970, một số tỉnh nói về việc “nông sản ùn ứ, dư thừa”, tuy nhiên khi Tổ 970 đưa đơn hàng về thì lại không có khả năng cung cấp. “Một số nơi cứ lấy diện tích nhân với năng suất ra sản lượng, nhưng thực tế lại khác. Ngay cả khâu đóng gói, sơ chế, các anh cũng làm không được”- Ông Hải nêu thực tế.

Nhận xét chung về hàng hóa từ địa phương vào TP.Hồ Chí Minh, ông Hải cho biết lượng hàng “không tăng do đã bước đầu thông suốt, ổn định”.

Trong số hơn 1.400 đầu mối tham gia kết nối với Tổ 970, một số đơn vị đã rút khỏi chuỗi cung ứng do hết mùa vụ, hàng hóa đã tiêu thụ hết.

Một số địa phương được biểu dương như Bình Định, Phú Yên, đã năng động kết nối với Tổ 970. Ở phạm vi nội tỉnh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, đảm bảo thông suốt hàng hóa về tới các khu công nghiệp, vốn được cho là vùng phức tạp về COVID-19.

“Tôi cho rằng lần này cũng là cơ hội cho chúng ta nhìn lại vấn đề phân phối. Ở đây, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho DN, cũng là cơ hội để hình thành lại hệ thống phân phối của từng địa phương. An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang rất năng động, ví dụ như lượng trứng vịt chạy đồng tiêu thụ rất tốt. Nếu muốn cung cấp hàng hóa về TP.Hồ Chí Minh thì lãnh đạo các Sở, ngành cũng nên tham khảo mô hình này”.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.