Thứ hai, 30/08/2021, 20:12 PM

Hơn 2000 đầu mối cung ứng nông sản phía Bắc

(CL&CS) - Theo Báo cáo của Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Bắc (Tổ công tác 3430) của Bộ NN&PTNT, đến hết ngày 26/8/2021, đã có 23/31 địa phương phía Bắc cử đầu mối phối hợp với Tổ công tác và cung cấp danh sách 2.093 các đầu mối cung ứng nông sản nhập vào cơ sở dữ liệu của Tổ công tác…

Ngày 30/8, báo cáo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về một số vấn đề trong sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản, vật tư nông nghiệp các tỉnh phía Bắc và các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (cập nhật đến hết ngày 27/8/2021), Tổ công tác 3430 cho biết, Tổ công tác đã phối hợp với Hội đồng Khoa học HTX Nông nghiệp Số hoàn thiện xây dựng khung Hệ thống điều hành cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản khu vực phía Bắc. Hiện tại, Tô đang cập nhật dữ liệu từ các địa phương gửi về và sẽ triển khai biểu diễn mô hình thí điểm trên cơ sở số liệu tháng 8.

Cũng theo Tổ công tác, đến hết ngày 26/8/2021, đã có 23/31 địa phương phía Bắc cử đầu mối phối hợp với Tổ công tác và cung cấp danh sách 2.093 các đầu mối cung ứng nông sản nhập vào cơ sở dữ liệu của Tổ, trong đó: lúa gạo (181 đầu mối), rau củ quả (436 đầu mối), thịt, trứng gia cầm (505 đầu mối), thủy hải sản (819 đầu mối), sản phẩm chế biến đông lạnh (97 đầu mối), thực phẩm tổng hợp (55 đầu mối).

1

Liên quan đến cung ứng hàng hóa, Tổ công tác cho biết, đến nay, đã có 22 địa phương có thông tin phản hồi về việc rà soát tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện COVID-19. (11 địa phương có báo cáo bằng văn bản chính thức, 11 địa phương cung cấp thông tin nhanh).

Theo đó, về lương thực, nhìn chung hoạt động sản xuất tại các địa phương  diễn ra theo đúng kế hoạch mùa vụ. Khả năng cung ứng của các tỉnh phía Bắc đều đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương và cung cấp cho các địa phương khác.

Cụ thể, Hải Phòng sản xuất gần 200.000 tấn/tháng, tiêu thụ nội tỉnh gần 40.000 tấn, cung cấp các tỉnh ngoài là 160.000 tấn; Nam Định sản xuất 55.000 tấn/tháng, tiêu thụ nội tỉnh là 44.000 tấn và cung cấp các tỉnh ngoài là 11.000 tấn... Riêng Hà Nội tự sản xuất chỉ đạt 56.338 tấn/tháng (65,6% nhu cầu), cần cung cấp từ các địa phương khác là 36.632 tấn/ tháng (39,4%).

Về rau, củ, quả, một số tỉnh phía Bắc đang chuẩn bị và bước vào gieo trồng rau vụ đông. Tại Lào Cai, sản lượng rau từ nay tới cuối năm ước đạt 74.360 tấn, thu hoạch tập trung vào tháng 11-12 và tháng 1 năm sau. Tại Hải Dương, kế hoạch gieo trồng 21.000 ha từ tháng 8-12 (hành tỏi, cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ). Tại Hà Nội, diện tích gieo trồng cây rau, màu vụ mùa đã trồng là 18.506,3 ha. Tính đến ngày 05/8/2021, diện tích rau hiện có là 7.922,3 ha cung ứng rau tươi khoảng 1.280 – 1.350 tấn/ngày còn diện tích cây ăn quả hiện có là 19.390 ha cho thu hoạch từ nay đến tháng 1/2022 với sản lượng khoảng 164.210 tấn

“Nhìn chung sản lượng rau, quả sản xuất của các địa phương đủ đáp ứng nhu cầu nội tỉnh, cung cấp cho các tỉnh thành khác và xuất khẩu…”- Báo cáo khẳng định.

Cụ thể, tại Lào Cai, 80% sản lượng rau quả tiêu thụ trong tỉnh, số còn lại tiêu thụ tại các tỉnh khác như (Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh. Tại Hòa Bình). Tại Sơn La, sản lượng rau sản xuất được ước khoảng 5.556 tấn, trong đó tiêu thụ trong tỉnh khoảng 3.334 tấn, còn lại được đưa đi tiêu thụ ngoại tỉnh; sản lượng một số loại trái cây chủ lực (chuối, bơ, nhãn) đạt hơn 57.000 tấn, tiêu thụ trong tỉnh khoảng 31.000 tấn, còn lại được xuất bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu. Riêng tại Hà Nội, nhu cầu rau củ phục vụ tiêu dùng khoảng 103.300 tấn/tháng nhưng khả năng đáp ứng thời điểm vụ hè hiện tại khoảng 60.000 tấn/tháng, đạt 58%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 43.300 tấn (42%).

Về thủy sản, tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi cá nước ngọt với sản lượng chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, lượng tiêu thụ tại các tỉnh ngoài không đáng kể.

Tại Lào Cai, sản lượng thủy sản các loại thu hoạch từ này đến cuối năm đạt khoảng 3.720 tấn, tại Hòa Bình có 33 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản với sản lượng ước đạt 11.700 tấn (trong đó khai thác 1.900 tấn, nuôi trồng 9.800 tấn, trung bình 1.633 tấn/tháng).

Nam Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt khoảng gần 11.000 tấn/tháng (trong đó tiêu thụ trong tỉnh là 5.500 tấn, tiêu thụ ngoại tỉnh khoảng 5.600 tấn, sản lượng tồn đọng khoảng  800 tấn), thủy sản khai thác khoảng 4.840 tấn/tháng chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh.

Theo đánh giá của Tổ công tác, hầu hết các địa phương đều tự đáp ứng được nhu cầu thủy sản phục vụ tiêu dùng.

Tại các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, sản lượng các loại thủy hải sản đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và có khả năng cung ứng cho các tỉnh khác.

Riêng TP Hà Nội với quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao nên nhu cầu tiêu dùng vượt quá khả năng tự cung ứng. Hiện nay, trung bình mỗi tháng lượng thủy hải sản Hà Nội cần là 19.250 tấn/tháng nhưng khả năng tự đáp ứng chỉ đạt 10.150 tấn/tháng, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 9.100 tấn/tháng (47,3%).

Về chăn nuôi, Tổ công tác nhận định, hoạt động sản xuất chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc hiện nay phát triển ổn định. Tại các tỉnh, thành phố sản lượng thịt gia súc, gia cầm và trứng cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.

Bên cạnh các địa phương đủ khả năng cung cấp thì một số thành phố thiếu hụt thịt lớn cho thị trường.

Cụ thể, các địa phương thiếu hụt thịt lợn là Hà Nội (nhu cầu của Thành phố là 19.260 tấn/tháng, khả năng đáp ứng 19.000 tấn/tháng, đạt 98,6%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 250 tấn/tháng – chiếm 1,4%); Hải Phòng (khả năng cung ứng thịt tại chỗ 7.800 tấn/tháng, trong đó thịt gà đủ, thịt heo thiếu 40%).

Các địa phương còn lại đều có khả năng tự đáp ứng đủ nhu cầu thịt heo tiêu dùng trong tỉnh. Một số địa phương có khả năng cung ứng thịt heo hơi cho các địa phương khác là Phú Thọ (khoảng 1.100 tấn/tháng), Bắc Giang (6.535 tấn/tháng), Sơn La (332 tấn/tháng), Nam Định (243 tấn/tháng), Hà Tĩnh (3.250 tấn/tháng)

Tại Báo cáo này, Tổ công tác 3430 kiến nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp với các chuyên gia của Hội đồng Khoa học HTX Nông nghiệp Số hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản phía Bắc, trình Tổ trưởng Tổ công tác 430 phê duyệt trước ngày 10/9/2021, có cơ sở vận hành đi vào hoạt động phục vụ Tổ công tác…

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Diễn văn Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 23/06/2025, 14:03

Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trình bày tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra sáng 21/6/2025 tại Hà Nội.

Hôm nay khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

Hôm nay khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 19/06/2025, 09:54

Sáng 19/6, Hội báo toàn quốc năm 2025 sẽ khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bộ ba nền tảng 5S, Kaizen, TWI giúp nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp ngành sản xuất giấy

Bộ ba nền tảng 5S, Kaizen, TWI giúp nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp ngành sản xuất giấy

sự kiện🞄Thứ tư, 18/06/2025, 10:31

(CL&CS) - Trong bối cảnh ngành sản xuất giấy tại Việt Nam hiện nay đang đối mặt với áp lực kép từ hội nhập quốc tế và yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, giá thành, tốc độ giao hàng, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc tư duy quản lý và vận hành. Không ít doanh nghiệp đã chọn lối đi ngắn nhất nhưng hiệu quả bền vững đó là ứng dụng đồng bộ bộ ba công cụ nền tảng gồm 5S, Kaizen, TWI.