Thứ bảy, 10/08/2024, 09:07 AM

Nhà máy thủy điện lớn thứ ba Việt Nam, sở hữu hệ thống ngầm lớn nhất cả nước: Trở thành điểm du lịch mới của vùng đất Tây Nguyên

Đây là một trong những công trình thủy điện quan trọng của Việt Nam.

Nhà máy thủy điện Ialy, tọa lạc tại huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách TP. Pleiku khoảng 40km về phía Tây Bắc, là một trong những công trình thủy điện quan trọng của Việt Nam.

Khởi công xây dựng vào năm 1993 và khánh thành vào năm 2002, nhà máy có công suất lắp máy 720MW với 4 tổ máy, sản xuất trung bình 3.650 triệu kWh mỗi năm. Đây là hệ thống công trình thủy điện ngầm lớn nhất tại Việt Nam, đứng thứ ba về quy mô trên sông Sê San, chỉ sau thủy điện Sơn La và Hòa Bình. 

Nhà máy thủy điện Ialy khi xả nước

Nhà máy thủy điện Ialy khi xả nước

Không chỉ nổi bật với giá trị kinh tế to lớn, nhà máy còn gây ấn tượng bởi vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ cùng những trải nghiệm du lịch độc đáo.

Trước khi được xây dựng, khu vực này từng nổi tiếng với thác Ialy hùng vĩ, cao hơn 40m, đổ nước ào ạt ngày đêm. Hiện nay, con đập kiên cố thay thế thác, tạo ra hồ nước rộng 64km², cung cấp nguồn nước dồi dào cho nhà máy. Một điểm nhấn đáng chú ý của nhà máy là hệ thống tràn xả lũ với 6 cửa van rộng 15m, đảm nhiệm việc xả nước vào mùa lũ. Vào mùa lũ, khung cảnh nơi đây trở nên huyền ảo với màn sương mờ ảo và cầu vồng bảy sắc lung linh vắt ngang sông.

Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Ialy

Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Ialy

Đập dâng Ialy dài 1.190m và cao 69m, được thiết kế hình vòng cung, vừa đảm bảo hiệu quả kỹ thuật vừa giữ được nét huyền thoại của thác Ialy. Từ đỉnh đập, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan ngoạn mục của đỉnh núi Ngọc Linh với bầu trời xanh và rừng núi bạt ngàn.

Một góc khác của Nhà máy thủy điện Ialy

Một góc khác của Nhà máy thủy điện Ialy

Điểm nổi bật nhất của công trình là gian máy ngầm, nơi du khách sẽ đi bộ qua đường hầm dài hơn 600m xuyên qua lòng núi. Tại độ cao 309m, gian máy ngầm hiện ra với không gian rộng lớn và mát mẻ nhờ hệ thống thông gió hiện đại. Bốn tổ máy cùng hệ thống công nghệ tiên tiến được đặt tại đây, tạo nên một không gian ấn tượng tựa như "cung điện" trong lòng đất. Du khách có thể tìm hiểu về quy trình vận hành của thủy điện, trò chuyện với công nhân nhà máy và lưu giữ những kỷ niệm đẹp về điểm đến ấn tượng này.

Tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 27/2/2024 về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Pleiku đến năm 2045.

Định hướng giai đoạn sau năm 2045, thành phố Pleiku có quy mô dân số khoảng 700 nghìn người đến 1 triệu người, có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và có ảnh hưởng trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Đông Nam Á, đóng vai trò là một trong những trung tâm phát triển chính của khu vực Tây Nguyên, có sức hút đầu tư lớn và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trên một số lĩnh vực.

Pleiku là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Pleiku là thành phố lớn thứ 2 tại Tây Nguyên về diện tích đô thị và quy mô dân số (sau Buôn Ma Thuột), đây cũng là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên và là 1 trong 22 đô thị loại I của Việt Nam.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.