Thứ ba, 26/03/2024, 20:49 PM

Nhà khoa học duy nhất Việt Nam được bầu làm Chủ tịch quỹ học bổng về hội thảo lượng tử toàn cầu

Vị giáo sư này là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng nghiên cứu lượng tử toàn cầu.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú (35 tuổi) mới đây đã được bổ nhiệm vào Ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử IEEE International Conference on Quantum Computing and Engineering (QCE). Được biết, ông cũng đảm nhận vai trò Chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên tham dự hội thảo này. Đây là hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) – Hiệp hội chuyên gia kỹ thuật lớn nhất thế giới với hơn 160 quốc gia trên thế giới. Nguyễn Ngọc Tú cũng là nhà khoa học Việt đầu tiên được bầu vào vị trí này.

Nhà nghiên cứu được bầu vào Ban chủ tịch Hội thảo không những xuất sắc về chuyên môn mà còn phải có khả năng kết nối, tích cực trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng khoa học. Giáo sư Tú sẽ cùng các thành viên của hội đồng trực tiếp điều phối tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và phân bổ học bổng dành cho sinh viên tham dự.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua

Giáo sư Tú cũng chia sẻ rằng, công nghệ lượng tử hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho hệ thống tính toán, công nghệ cảm biến và an toàn thông tin. "Các kỹ thuật lượng tử hiện nay ứng dụng những tính chất từ cơ học lượng tử, đặc biệt là tính chất vướng víu lượng tử của các hạt ở cấp độ nguyên tử ứng dụng vào thực tế để phát triển máy tính lượng tử, cảm biến, mạng lượng tử, mã hóa lượng tử, hướng tới tăng tốc độ tính toán của hệ thống số hóa, tăng độ chính xác cho công nghệ cảm biến, đảm bảo an toàn an ninh mạng", ông Tú nói.

"Đây cũng chính là thời điểm để các thế hệ trẻ Việt Nam cùng tham gia vào để nắm bắt xu thế hướng tới làm chủ công nghệ mang tính đột phá này", vị giáo sư này kỳ vọng.

Hội thảo quốc tế QCE được biết đến là diễn đàn thường niên về điện toán lượng tử, quy tụ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo dục, doanh nghiệp và nghiên cứu sinh để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, thách thức, kết quả nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng về mọi khía cạnh của điện toán và kỹ thuật lượng tử. Diễn đàn cũng nhằm trao đổi, chia sẻ những nghiên cứu mới nhất của công nghệ lượng tử, đồng thời tăng cường kết nối, hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu và các công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Nguyễn Ngọc Tú (ở giữa) cùng hai giáo sư người Việt khác từng nhận giải thưởng hơn 600.000 USD từ Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ lượng tử vào vận hành hệ thống lưới điện thông minh ở Mỹ

Nguyễn Ngọc Tú (ở giữa) cùng hai giáo sư người Việt khác từng nhận giải thưởng hơn 600.000 USD từ Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ lượng tử vào vận hành hệ thống lưới điện thông minh ở Mỹ

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú là gương mặt quen thuộc trong cộng đồng nghiên cứu lượng tử thế giới. Hiện tại, ông là trưởng nhóm nghiên cứu và giám đốc phòng thí nghiệm NextCNS tại Đại học Kennesaw State University, ngôi trường chuyên về nghiên cứu với 45.000 sinh viên, quy mô lớn thứ ba trong các trường trực thuộc khối đại học công lập của tiểu bang Georgia, Mỹ.

Nhóm nghiên cứu của ông tập trung nghiên cứu và thiết kế các thuật toán và mô hình nhằm tăng tốc độ tính toán của hệ thống máy tính đồng thời đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Được biết, Giáo sư Tú đã công bố hơn 120 công trình khoa học tại các tạp chí và hội thảo quốc tế hàng đầu. Ông cũng nằm trong danh sách top 2% những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022 về trích dẫn khoa học theo công bố của Đại học Stanford. GS Tú nhận nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học và chủ trì nhiều đề tài khoa học được tài trợ bởi quỹ nghiên cứu khoa học Mỹ và Bộ Năng lượng Mỹ.

Ngoài ra, ông cũng là thành viên hội đồng biên tập của rất nhiều tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín như IEEE, Elsevier, Wiley, và Springer. Ngoài ra, Giáo sư Tú còn là đồng tổng biên tập chuỗi sách về tính toán phi tập trung và blockchain: IET Advances in Distributed Computing and Blockchain Technologies.

Giáo sư Tú sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hạ Hòa, một huyện trung du miền núi tỉnh Phú Thọ. Ngoài nghiên cứu khoa học, ông thường xuyên giúp đỡ các thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận tri thức. Mỗi năm, Phòng thí nghiệm NextCNS nơi Giáo sư Tú là giám đốc, cấp trung hình 2 suất học bổng trị giá khoảng 150.000 USD/suất học bổng cho sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tham gia nhóm nghiên cứu (khoảng 4 năm học).

Tình Hoàng

Bình luận

Nổi bật

Tâm thư của thầy Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khiến ai cũng nghẹn lòng

Tâm thư của thầy Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khiến ai cũng nghẹn lòng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Mở đầu thư, GS.TS Nguyễn Văn Minh viết, đây sẽ là những lời dặn dò cuối cùng với các em sinh viên yêu quý trên cương vị là hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây cũng là dịp để thầy được tri ân các em.

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề: “Hiến giọt máu đào – Trao đời sự sống”.

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:55

(CL&CS) - Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.