Nguyên nhân “ngáng đường” phân khúc nhà ở xã hội
(CL&CS)-Hiện nay, quy trình thủ tục hành chính cho các dự án nhà ở xã hội khá phức tạp, thời gian xin cấp phép đầu tư quá dài, thậm chí 1 thủ tục kéo dài đến 3 năm. Song, cùng với chính sách ưu đãi và hỗ trợ vốn vay chưa đủ hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp...

Trước tình trạng phân khúc nhà ở xã hội vẫn chưa thể đạt số lượng kỳ vọng đã đặt ra, DKRA Group cho rằng về lâu dài, Việt Nam cần triển khai chương trình nhà ở quốc gia, đẩy nhanh việc sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội độc lập tương tự các nước phát triển.
Theo DKRA Group, cơ chế - chính sách phát triển NOXH còn tồn tại những nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được điều chỉnh - bổ sung kịp thời như: quy trình thủ tục hành chính khá phức tạp, thời gian xin cấp phép đầu tư quá dài, thậm chí 1 thủ tục có thể dài đến 3 năm; các chính sách ưu đãi và hỗ trợ vốn vay chưa đủ hấp dẫn để thu hút chủ đầu tư triển khai các dự án NOXH.
Điều này làm cho quá trình xác định giá thành sản phẩm mất nhiều thời gian hơn, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Bên cạnh đó, quy định khung giá căn hộ thuộc dự án NOXH không vượt quá 16 triệu đồng/m2 không còn phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay, khi chi phí đầu vào liên tục tăng cao; chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất phát triển NOXH nhưng lợi nhuận phát triển lại bị giới hạn ở mức 10% tổng chi phí đầu tư, khiến loại hình này trở nên kém hấp dẫn...
Do đó, hầu hết chủ đầu tư lựa chọn phương án nộp phí, lệ phí cho phần diện tích đất dùng làm NOXH thay vì triển khai dự án để tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Đối với người mua nhà, khả năng tiếp cận sản phẩm NOXH bị hạn chế trên nhiều phương diện do thông tin về các dự án NOXH hiện nay chưa được công bố rộng rãi, quy trình thẩm định, chọn đối tượng kéo dài và xét duyệt phức tạp trong các gói vay ưu đãi mua NOXH. Chưa kể, điều kiện ràng buộc thời gian sở hữu từ đủ 5 năm mới cho phép người mua sang nhượng lại căn hộ là quá dài…
Trong khi đó, số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, TP.HCM có 122.111 công chức, viên chức nhưng mới chỉ có hơn 5.000 cán bộ được hỗ trợ vay ưu đãi với lãi suất 4,7%/năm trong 20 năm để mua nhà; khoảng 3 triệu người nhập cư, chủ yếu là công nhân lao động mà phần lớn muốn thuê NOXH hoặc phòng trọ; 285.000 công nhân tại 17 khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng chỉ có 15% được thuê chỗ ở tại các nhà lưu trú công nhân (chưa bao gồm 95.000 công nhân các cụm công nghiệp); có 6 khu công nghiệp, khu chế xuất đã có nhà lưu trú công nhân.
Để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH cho công nhân, người thu nhập thấp đến năm 2030, bà Lương Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Pháp lý DKRA Group cho rằng, trong ngắn hạn, doanh nghiệp và khách hàng cần được rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, thủ tục pháp lý xây dựng dự án cũng như hồ sơ mua nhà. Đồng thời, Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng lại khung lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp thay vì mức 10%/tổng chi phí đầu tư như hiện tại để thu hút các chủ đầu tư tham gia vào thị trường.
Kim Yến
Bình luận
Nổi bật
Đấu giá đất vẫn sôi động: Thị trường bất động sản chuyển mình sau giai đoạn trầm lắng?
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:37
Năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các phiên đấu giá đất trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực đô thị hóa nhanh và các tỉnh vệ tinh. Mặc dù thị trường bất động sản trong hai năm trở lại đây trải qua nhiều biến động, từ siết tín dụng đến chính sách kiểm soát giá đất và quy hoạch, nhưng các phiên đấu giá đất công vẫn thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư và người dân có nhu cầu thực.
Thị trường bất động sản Việt Nam tăng giá cao hơn cả Mỹ, Nhật Bản và sẽ còn tiếp tục tăng?
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:36
Đây là nhận định của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thị trường bất động sản cũng đang từng bước phục hồi nhưng tốc độ còn chậm.
Thị trường bất động sản 2025: Phục hồi tích cực nhưng còn chậm?
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:36
Bước sang năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực sau gần ba năm trầm lắng kéo dài. Tuy nhiên, đà phục hồi diễn ra với tốc độ chậm, phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về pháp lý, vốn và tâm lý.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.