Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 29/10/2016, 07:21 AM

Người tiêu dùng hãy nói không với động vật hoang dã

“Nói không với sừng tê giác, không còn người mua sẽ không có người bán”... đây là lời kêu gọi của các đại sứ, chuyên gia trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm đang bị tuyệt chủng hiện nay.

Giá sản phẩm từ động vật nguy cấp giảm mạnh

Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam được coi là hai thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê, chỉ trong 40 năm qua, số lượng tê giác trên thế giới đã giảm tới 95%, chỉ còn 25.000 cá thể tê giác trong tự nhiên. Nam Phi là quốc gia sở hữu tới hơn 70% quần thể tê giác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ riêng trong năm 2014, có tới 1.215 cá thể tê giác bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam (tăng gần 100 lần so với năm 2007). Nạn thảm sát tê giác tại Nam Phi không có chiều hướng suy giảm mà thậm chí ngày càng khốc liệt hơn, cứ mỗi ngày Nam Phi lại mất đi hơn 3 cá thể tê giác. Cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết để lấy sừng năm 2010.

5
 

Các chuyên gia bảo tồn trên thế giới cảnh báo rằng các loài tê giác trên thế giới sẽ có thể bị tuyệt chủng trong 6 năm nữa nếu nạn thảm sát tê giác không được ngăn chặn kịp thời. Vì thế việc buôn bán, tiêu thụ sừng tê giác phi pháp tại Việt Nam cần được chấm dứt vừa để góp phần bảo vệ loài tê giác, vừa để cải thiện hình ảnh của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Hội nghị gồm 190 nước thành viên của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), được tổ chức vừa qua, Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WildAid) đã công bố minh chứng cụ thể về những chương trình nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ tại châu Á bắt đầu có hiệu quả, với mức giá và lượng tiêu thụ sản phẩm từ động vật nguy cấp có dấu hiệu giảm dần. Báo cáo chỉ ra rằng giá bán sừng tê giác tại Việt Nam giảm 50%, ngà voi giảm 66% và mức tiêu thụ vi cá mập giảm 80%.

Một số khảo sát thị trường mới đây cho biết nhu cầu về ngà voi, sừng tê giác và sản phẩm động vật hoang dã khác tại châu Á đang giảm mạnh - một dấu hiệu đáng kỳ vọng cho thấy những nỗ lực nhằm chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đang có hiệu quả. Giá sừng tê giác tại Việt Nam và Trung Quốc giảm hơn một nửa từ 2013-2015, theo một nghiên cứu thị trường từ các cựu binh thanh tra Esmond Maritn và Lucy Vigne.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Dựa theo khảo sát mà WildAid thực hiện tại Nam Phi, 82% tin rằng nạn săn trộm tê giác là “một vấn đề nghiêm trọng”, 81% bày tỏ “rất buồn” nếu tất cả tê giác hoang dã bị giết và 72% tin rằng chính quyền không làm tốt nhiệm vụ để ngăn chặn săn trộm. Sự cảm mến dành cho tê giác là giống nhau trên toàn thế giới, cho thấy chúng ta có một xã hội đoàn kết như thế nào đối với vấn đề này.

Ngài Peter Knights, CEO của WildAid cho biết: “Thông qua các khảo sát cộng đồng, chúng tôi thấy được nhận thức của mọi người về nạn săn bắt đã tăng 50% trong vài năm trở lại đây tại châu Á và giờ kết quả được phản ánh qua sự giảm nhu cầu và giá. Đây chưa hẳn là giải pháp cuối cùng, nhưng chúng lại giúp cho việc thực thi pháp luật trở nên dễ dàng hơn và làm giảm sự kích thích săn bắt cũng như tình trạng tham nhũng. Những người nhìn nhận sừng tê giác và ngà voi như một món đầu tư sẽ gặp bất lợi bởi một loạt các chiến dịch nâng cao nhận thức, được ủng hộ bởi chính phủ và các kênh truyền thông đang dần có những tác động rõ rệt. Chúng ta đã có được ánh sáng cuối đường hầm”.

Tại TP.HCM, vừa qua WildAid tổ chức chiến dịch “Những kẻ cắn móng tay” (tên tiếng Anh: Nail Biters). Đây là một chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người Việt Nam về sừng tê giác và kêu gọi cộng đồng cùng hành động bảo vệ loài tê giác trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng, bằng cách không tiêu thụ sừng tê giác. “Mỗi nghệ sĩ là một tiếng nói, một hình ảnh lan tỏa thông điệp đến những người hâm mộ, người thân, bạn bè của họ và nhất là đến đông đảo công chúng. Trách nhiệm của một người nghệ sĩ là phải dùng sức ảnh hưởng của mình để truyền tải những thông điệp đúng đắn đến với xã hội, nhất là với những vấn đề đang nguy cấp như sự tuyệt chủng của tê giác” - ca sĩ Đông Nhi, Thu Minh là những nghệ sĩ rất tích cực với các hoạt động về tê giác chia sẻ.

 Hải Bình

Bao NTD so 72_xem25
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.