Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 01/04/2024, 14:53 PM

Người lính bắn hạ thành công 'pháo đài bay bất khả xâm phạm' tại hồ Hữu Tiệp, là chiếc B-52 duy nhất bị bắn rơi khi chưa kịp cắt bom trong Chiến dịch phòng không hơn 50 năm trước

Ít người biết, trong chiến công xuất sắc đó, người lính điều khiển lại là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, gác bút nghiên lên đường chiến đấu...

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được ghi tạc vào lịch sử dân tộc như một trong những trang vàng chói lọi nhất, một kỳ tích có một không hai, làm sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng và bản lĩnh, tầm cao trí tuệ con người Việt Nam. Trong đó, không ít chiến công xuất sắc của quân và dân Thủ đô đã được ghi dấu khi bắn hạ thành công B-52, một loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, vốn được mệnh danh là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” của không lực Hoa Kỳ.

Một trong những người làm nên kỳ tích ấy là ông Nguyễn Đức Chiêu, sinh năm 1950, trắc thủ góc tà, Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285, Sư đoàn 363.

Ông Nguyễn Đức Chiêu - người bắn hạ B-52 giữa lòng Hà Nội. Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô

Ông Nguyễn Đức Chiêu - người bắn hạ B-52 giữa lòng Hà Nội. Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô

Sinh ra và lớn lên tại thôn Hạ, xã Trung Hoà, huyện Từ Liêm (nay là quận Cầu Giấy, Hà Nội), năm 1970, khi tròn 20 tuổi, ông Chiêu được lệnh động viên nhập ngũ khi đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa Điện Kim, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi luyện tập cơ bản tại Sư đoàn 320 (3 tháng), ông được điều về Hải Phòng, thuộc Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285, Sư đoàn 363, với cương vị là trắc thủ góc tà, lái đạn tên lửa Sam-2, thường ở xe điều khiển tên lửa.

Chiều 25/12/1972, ông cùng đơn vị được lệnh cơ động từ Hải Phòng lên tăng cường cho Sư đoàn 361 có mặt tại vị trí, triển khai chiếm lĩnh trận địa. Sáng 26/12/1972, Tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu ở hướng Đông Bắc, Hà Nội. Vào lúc 22h52 ngày 27/12, Tiểu đoàn nhận được lệnh của Trung đoàn giao nhiệm vụ tiêu diệt tốp máy bay B-52 từ hướng Tây Nam đang đánh vào Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Chiêu ôn lại những năm tháng chiến đấu. Ảnh: Quốc phòng Thủ đô

Ông Nguyễn Đức Chiêu ôn lại những năm tháng chiến đấu. Ảnh: Quốc phòng Thủ đô

Ông Chiêu nhớ lại, Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho kíp trắc thủ chọn dải và thống nhất dải nhiễu; sau khi thống nhất dải nhiễu ở phương vị 195 độ, xác định phần tử ổn định, Tiểu đoàn trưởng đối chiếu tốp mục tiêu kíp trắc thủ đang bám sát chính là tốp máy bay B-52, mang ký hiệu 491, được Trung đoàn giao nhiệm vụ nên nhanh chóng hạ lệnh: "Phóng 2 đạn, góc tà 280, phương vị 198, phương pháp điều khiển 3 điểm, ngòi nổ 11 giây chậm, bám sát bằng tay..."

Chiếc B-52 chưa kịp cắt bom đã trúng đạn, bốc cháy rơi xuống hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà. Đây là chiếc máy bay B-52 duy nhất bị bắn rơi khi giặc lái chưa kịp cắt bom trong Chiến dịch phòng không tháng 12/1972. Tiểu đoàn 72 của trắc thủ góc tà Nguyễn Đức Chiêu còn được mệnh danh là đơn vị "bắt sống máy bay B52".

Sau khi bị tên lửa bắn trúng, chiếc B-52 đã nổ tung thành nhiều mảnh rơi xuống làng hoa Ngọc Hà. Phần lớn thân và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp. Một phần của chiếc máy bay này rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám, gần vườn Bách Thảo. Ảnh: Báo Dân Việt

Sau khi bị tên lửa bắn trúng, chiếc B-52 đã nổ tung thành nhiều mảnh rơi xuống làng hoa Ngọc Hà. Phần lớn thân và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp. Một phần của chiếc máy bay này rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám, gần vườn Bách Thảo. Ảnh: Báo Dân Việt

Ông Chiêu kể trên Báo QĐND hồi năm 2018: "Khi chúng tôi bắn rơi chiếc này, hai chiếc khác bỏ chạy ra biển. Chúng tôi cũng ý thức được mình đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội, cùng với quân và dân Hà Nội làm nên Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không."

Sau đó, ngày 7/2/1973, trong không khí phấn khởi của niềm vui chiến thắng, Sư đoàn Phòng không Hà Nội mở hội mừng công. Cũng trong dịp này, Tiểu đoàn 72 và Tiểu đoàn 76 được tặng thưởng bức trướng “bắn rơi tại chỗ B-52 ở Hà Nội”. Đặc biệt, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, Tiểu đoàn 72 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Hồ Hữu Tiệp là một di tích đặc biệt, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội

Hồ Hữu Tiệp là một di tích đặc biệt, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội

Sau khi “đánh” B-52 tại Hà Nội xong, đơn vị của ông làm nhiệm vụ cải tiến khí tài. Đến năm 1974, ông được điều về làm quản lý Tiểu đoàn gần 1 năm, sau đó về trường Bách Khoa học tiếp, rồi lại nhập ngũ vào Tổng cục Kỹ thuật, công tác tại Nhà máy Z127 với cương vị Phó quản lý Quản đốc Kỹ thuật, chuyên đúc mìn, lựu đạn, đạn cối. Năm 1986, ông Chiêu chuyển công tác sang Vụ Kỹ thuật, Bộ Công nghiệp nhẹ, đến 1994, về hưu. Về với đời thường, ông không nghỉ mà tiếp tục tham gia công tác xã hội tại địa phương. 

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Vị tướng dân tộc Tày là Tham mưu trưởng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hai lần xung phong Nam tiến, từng được điều động làm Phó giám đốc Học viện Quốc phòng

Vị tướng dân tộc Tày là Tham mưu trưởng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hai lần xung phong Nam tiến, từng được điều động làm Phó giám đốc Học viện Quốc phòng

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:31

Ông cũng đã từng giữ tới chức vụ Đại đội trưởng đơn vị bảo vệ Bác Hồ và có nhiều chiến công vang dội.

Tháng 5 hành hương đến 'nóc nhà Nam Bộ' đón Đại lễ Phật đản

Tháng 5 hành hương đến 'nóc nhà Nam Bộ' đón Đại lễ Phật đản

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:30

Đại lễ Phật Đản là ngày lễ quan trọng nhất đối với Phật tử trên toàn thế giới nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào thế kỷ thứ 7 TCN.

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:30

Những cột đá trong hang động này đã xếp chồng lên nhau khoảng 60 triệu năm trước khi mà Đại Tây Dương vẫn đang được hình thành.