Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 01/04/2017, 11:16 AM

Người đàn bà 20 năm đi “đòi” đất gia tộc

(NTD) - Phần đất hơn 10ha, tọa lạc tại P.Phú Hữu, Q.9, TP.HCM của gia đình bà Nguyệt “bỗng” trở thành tài sản của hàng chục hộ dân khác. Không chấp nhận thua cuộc, bà đã “chạy đôn, chạy đáo” thưa gửi khắp nơi nhưng cuối cùng thứ mà bà và gia đình nhận lại chỉ là sự im lặng, phớt lờ của ngành chức năng. Và, 20 năm đi tìm công lý đó đã khiến người đàn bà gần tuổi xế chiều trở nên gầy yếu, xanh xao.

Sự “phớt lờ” đáng ngại (!?)

Những ngày cuối tháng 2, một người phụ nữ gầy yếu, xanh xao ôm theo xấp hồ sơ dày cộm đến Tòa soạn Báo Người Tiêu Dùng (NTD) kêu cứu về 10ha đất của gia tộc “bỗng” bị hợp thức hóa trở thành tài sản của hàng chục hộ dân khác mà suốt thời gian dài, chính quyền địa phương vẫn im hơi lặng tiếng. Đó là bà Phạm Thị Nguyệt (ngụ Q.2, TP.HCM), người đại diện cho gia tộc họ Tăng đi “đòi” đất gần 20 năm qua.

Theo bà Nguyệt, phần diện tích trên 10ha, tọa lạc tại đường Gò Cát, P.Phú Hữu, Q.9, TP.HCM, chính là phần đất tộc của gia đình bà (nguyên của ông Tăng Như Hoa, ông nội bà Nguyệt), vốn đã được công nhận và có giấy tờ từ chính quyền chế độ cũ. Phần đất nói trên đã được gia đình bà Nguyệt giao cho Tập đoàn sử dụng. Đến năm 1983, Tập đoàn giải thể thế nhưng phần đất đã không được trả lại cho chủ sở hữu mà bị “chia năm xẻ bảy” cho nhiều hộ khác.

IMG_20170320_180817
Bà Phạm Thị Nguyệt, người đại diện cho gia tộc họ tăng đi "đòi" đất gần 20 năm qua (Ảnh: Võ Nguyễn)

Bức xúc trước sự việc, bà Nguyệt đã bắt đầu hành trình đi “đòi” đất gia tộc vốn thuộc thuộc sở hữu của gia đình mình bằng đơn kiện “đòi đất” từ năm 1998. Sự việc đã được chính quyền thụ lý nhưng sau cùng không đến đâu vì giữa bà Nguyệt và các hộ dân chiếm đất không đạt được thỏa thuận hòa giải.

Khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007, bà Nguyệt đã đi gõ cửa khắp nơi với hy vọng tìm thấy công lý, đòi được sự công bằng cho gia tộc. Ngày 26/12/2007, UBND TP.HCM ban hành văn bản số 9188/VP – PCNC, yêu cầu UBND Q.9 giữ nguyên hiện trạng phần đất đang tranh chấp. Tưởng chừng đã tìm thấy được công lý, bà Nguyệt và gia đình vô cùng vui mừng. Không ngờ rằng, cũng chính trong khoảng thời gian này, UBND Q.9 đã cấp sổ đỏ phần đất tranh chấp cho hàng loạt hộ dân khác.

Mặc dù vậy, đến ngày 27/11/2013, UBND TP.HCM đã ban hành công văn số 6293/UBND – PCNC về các vấn đề liên quan đến phần đất tranh chấp. Công văn này khẳng định việc UBND Q.9 cấp sổ đỏ cho các hộ dân khi chưa thực hiện xong thỏa thuận với bà Phạm Thị Nguyệt là chưa đúng quy định. UBND thành phố cũng yêu cầu UBND Q.9 thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp sai cho các hộ dân.

Thế nhưng, cho đến nay việc này vẫn cứ “ì ạch” mãi, mà chưa được UBND Q.9 thực hiện một cách nghiêm chỉnh theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Sự im lặng, phớt lờ của chính quyền địa phương đang khiến gia đình bà Phạm Thị Nguyệt chìm đắm trong nợ nần, u uất vì những năm tháng “lao tâm, khổ tứ” với đống hồ sơ thưa kiện và công lý thì cứ mãi… lẩn tránh.

Niềm tin bị “bào mòn”

Gần 20 năm qua, trên hành trình “đòi” đất gia tộc, dường như chưa có nơi nào bà Nguyệt chưa đến, chưa khẩn cầu sự giúp đỡ. Nhưng rõ ràng “không phải ai cũng đủ lương tâm, ai cũng hết mình hỗ trợ”, như lời bà Nguyệt tâm sự.

Sự ậm ừ, chậm trễ của ngành chức năng đã thôi thúc bà Nguyệt tìm đến cánh luật sư. Cứ tưởng những người mang trên mình kiến thức pháp luật ấy, sẽ giúp được mình, bà Nguyệt đã chạy vạy khắp nơi để có đủ tiền ngồi bàn chuyện với một luật sư ở Q.1, TP.HCM.

IMG_20170320_181157
Đơn đề nghị cứu xét bà Nguyệt gửi đến Tòa soạn Báo Người Tiêu Dùng (Ảnh: Võ Nguyễn)

Bà Nguyệt cho biết, sau khi nghiên cứu hồ sơ của bà, ông luật sư này đã khẳng định sẽ hỗ trợ bà Nguyệt thực hiện các thủ tục pháp lý để yêu cầu tòa án hủy các giấy chứng nhận QSDĐ do UBND Q.9 cấp sai trước đó, trong vòng 6 tháng với mức chi phí dịch vụ pháp lý là 1 tỷ đồng, cộng thêm 30% tổng giá trị tài sản đòi được khi thắng kiện.

“Biết là số tiền đó rất nhiều, nhưng nếu đổi lấy được công lý và những gì gia đình bỏ ra trong suốt thời gian qua tôi cũng chấp nhận. Tôi đâu có tiền lớn như vậy, tôi đã vay mượn khắp nơi để đưa đủ cho ông luật sư nhưng nào ngờ thứ mình nhận được chỉ là sự “ậm ừ”, rồi mất luôn tiền mà chẳng được gì”, bà Nguyệt thở dài ngao ngán.

“Đến khi mình không biết còn kêu ai, gọi ai thưa kiện ở đâu nữa mình tìm đến luật sư để mong họ giúp đỡ nhưng rồi lại dính tiếp một “quả lừa” khác. Cơ quan chức năng thì chần chừ, bất chấp chỉ đạo cấp trên mà làm, còn luật sư bán lương tâm rẻ quá! Lấy tiền mà không có trách nhiệm thì mở văn phòng, mở công ty làm gì? Anh có làm không công cho tôi đâu? Tôi trả tiền mà!”, bà Nguyệt bức xúc.

Võ Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.