Nền kinh tế số của Việt Nam tăng vọt nhờ áp dụng công nghệ và thu nhập tăng
(CL&CS) - Nền kinh tế số của Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đạt giá trị 30 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng 20%, lên 43 tỷ USD vào năm 2025.
Đây là dữ liệu từ báo cáo mới nhất của Acclime Vietnam - công ty chuyên tư vấn các giải pháp về kế toán, thuế, lương, tuân thủ cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo đó, sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi việc áp dụng công nghệ đối với các doanh nghiệp và sự phát triển của các lĩnh vực quan trọng, bao gồm công nghệ tài chính cũng như thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng .
Được phát hành vào tháng 9/2024 với sự hỗ trợ của Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore, báo cáo khám phá sự chuyển đổi của nền kinh tế số tại Việt Nam, nêu bật các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và các xu hướng mới nổi của lĩnh vực này.
Doanh nghiệp Việt Nam đón đầu công nghệ
Báo cáo lưu ý rằng, Việt Nam đã trải qua quá trình chuyển đổi công nghệ trong những năm qua, với dân số trẻ nhanh chóng áp dụng các dịch vụ Internet di động. Các doanh nghiệp cũng đang áp dụng chuyển đổi số với tốc độ nhanh chóng, số hóa dữ liệu, chuẩn hóa quy trình và kết hợp các công nghệ mới.
Cuộc khảo sát năm 2023 về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cho thấy mức độ sẵn sàng chuyển đổi số đã được cải thiện trên mọi lĩnh vực, với điểm số tăng từ 0,7 đến 1,4 điểm, từ năm 2022 đến năm 2023.
Nghiên cứu của UOB Việt Nam cũng nêu bật xu hướng này, với 87% trong số 525 doanh nghiệp được khảo sát áp dụng số hóa trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, hơn 8 trong số 10 doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết đang có kế hoạch chi nhiều hơn cho các nỗ lực số hóa của mình vào năm 2024, với hầu hết ngân sách tăng từ 10% đến 25%.
GenAI, tính bền vững là xu hướng mới nổi
Trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, một số xu hướng đang nổi lên. Đặc biệt nhất là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI), tức là các hệ thống AI có thể tạo ra nội dung mới như văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh, đang thu hút sự chú ý đáng kể.
Một cuộc khảo sát của Finastra năm 2023 cho thấy, các tổ chức tài chính Việt Nam đang dẫn đầu về việc áp dụng Gen AI trên toàn cầu. 40% người Việt Nam được hỏi cho biết, tổ chức của họ đã triển khai hoặc cải thiện năng lực xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NPL), bao gồm Gen AI, tỷ lệ cao nhất trong số tất cả các thị trường được nghiên cứu và xếp trên Ả Rập Xê Út (39%), Mỹ (24%) và Anh (24%).
Đáng chú ý, 91% người ra quyết định tại các tổ chức tài chính tại Việt Nam cho biết đã áp dụng hoặc sẵn sàng áp dụng Gen AI. Các nhà lãnh đạo bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng công nghệ này cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm nâng cao dịch vụ khách hàng, cải thiện hoạt động CNTT cũng như thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để phân loại theo tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG), với 45%, 44% và 44% số người được hỏi ưu tiên các lĩnh vực này.
Tính bền vững là xu hướng mới nổi khác ở Việt Nam, khi cả nhà đầu tư và khách hàng ngày càng tích hợp các yếu tố ESG vào quá trình ra quyết định của mình. Ngoài ra, các khu công nghiệp thông minh, tận dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến và các hoạt động bền vững để nâng cao hiệu quả, năng suất và hiệu suất môi trường, đang trở nên phổ biến hơn, được thúc đẩy bởi các chính sách tăng trưởng hỗ trợ.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 416 khu công nghiệp và hơn 1.000 cụm công nghiệp, đóng góp khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Động lực tăng trưởng thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam
Quá trình chuyển đổi số của Việt Nam được hỗ trợ bởi một số yếu tố. Đầu tiên, theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam là nơi có hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, hiện có khoảng 3.800 doanh nghiệp.
Hơn nữa, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình số hóa bằng cách thúc đẩy người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, dịch vụ tài chính kỹ thuật số, giáo dục trực tuyến và làm việc từ xa. Điều này tạo ra những cơ hội mới cho nhiều doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp đẩy nhanh các sáng kiến chuyển đổi số.
Ngoài ra, sự gia tăng sức mua của tầng lớp trung lưu đã mang đến nhiều cơ hội trong nền kinh tế số của Việt Nam, làm tăng nhu cầu về các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), du lịch kỹ thuật số và các dịch vụ được cung cấp thông qua nền tảng kỹ thuật số.
Cuối cùng, Chính phủ cũng đang tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Năm 2019, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) được thành lập để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp sáng tạo và doanh nhân số, tập trung vào các ngành như sản xuất thông minh, thành phố thông minh, an ninh mạng và chất bán dẫn. 1 năm sau, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, với mục tiêu chuyển đổi Việt Nam thành nền kinh tế, xã hội và chính phủ số, đưa nền kinh tế số chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030.
Tăng trưởng công nghệ tài chính
Cuối cùng, báo cáo của Acclime Vietnam chỉ ra, Fintech là một phân khúc khởi nghiệp nổi bật tại Việt Nam. Lĩnh vực này hiện đang tập trung đẩy mạnh thanh toán số và ví di động, với 32,77 triệu ví điện tử đang hoạt động vào cuối năm 2023, các giao dịch thanh toán qua Internet và kênh di động tăng trưởng lần lượt là 52% và 103,3% hằng năm, từ năm 2021 đến năm 2023.
Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam được thúc đẩy bởi hoạt động tài trợ bùng nổ. Báo cáo Đầu tư Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2024 ước tính, từ năm 2013 đến năm 2023, có 1,04 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Fintech thanh toán tại Việt Nam, cùng với 495 triệu USD được chuyển hướng vào các dịch vụ tài chính. Điều này nhấn mạnh sự năng động ngày càng tăng của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam.
Chỉ trong tháng trước, Công ty CP tư nhân NextBold Capital thông báo đang tìm cách huy động quỹ 100 triệu USD để hỗ trợ các SME tại Việt Nam, Campuchia và Lào. Quỹ này sẽ nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hàng tiêu dùng, công nghệ và nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
Theo Thị trường Tài chính tiền tệ
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.