Thứ năm, 11/06/2015, 14:21 PM

Năng suất thấp ở mức ‘xấu hổ’: Thích uống bia hơn làm?

Một trong những nguyên nhân làm nên thách thức trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của nước ta đó là năng lực cạnh tranh yếu vì năng suất lao động thấp.

Năng suất lao động thấp ở mức “xấu hổ”

Trong số 12 quốc gia được Ngân hàng thế giới khảo sát tại Châu Á thì Việt Nam áp chót bảng xếp hạng. Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm.

Trong bài nghiên cứu về “Năng suất lao động ở Việt Nam - nhìn từ góc độ cơ cấu lao động và kỹ năng , PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc- Ths. Phạm Minh Thu Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã chỉ ra rằng: Năng suất lao động là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, năng suất lao động của Việt Nam hiện tại bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc.

Nhìn vào những con số thống kê trên thì quả là một điều đáng thất vọng. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu tính năng động sáng tạo và tác phong công nghiệp còn bị hạn chế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 3.515 USD một người/năm.

Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp-xây dựng gấp 1,8 lần, dịch vụ gấp 1,36 lần.

Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 46,6% nhưng chỉ tạo ra 18,12% GDP.

Thích uống bia hơn làm?

Mặc dù có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động thấp. Theo số liệu của Điều tra Lao động-Việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam khá thấp và không có nhiều cải thiện. Nếu vào năm 2007, tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt 17.4% thì vào năm 2013, con số này cũng không cải thiện nhiều với tỷ lệ 18,4%.

Sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%. Đây chính là một rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động.

bia 5

Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore nhưng tỷ lệ tiêu thụ bia thì đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á

Một vấn đề quan trọng khác đó là đào tạo nguồn nhân lực ở Việt nam chưa gắn kết với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt phần lớn các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh… đều phải mất nhiều thời gian thử việc để được cơ quan đào tạo lại trước khi vào làm chính thức.

Hiện nay tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành rất cao, nguyên nhân sâu xa cũng bởi chưa thấm nhuần được câu “học đi đôi với hành”, nếu chỉ lý thuyết suông thôi thì sẽ là một hạn chế lớn lao cho các sinh viên khi rời ghế giảng đường.

Ý thức của lao động nước ta vẫn luôn là một vấn đề đáng báo động thậm chí là xấu hổ. Chỉ so sánh đơn giản rằng năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore nhưng tỷ lệ tiêu thụ bia thì đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 5 trong 10 nước châu Á về tiêu thụ bia, rượu bình quân, chỉ xếp sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi tính về tổng thu nhập quốc nội (GDP) và thu nhập bình quân/người (GDP/người) thì Việt Nam lại thua xa với các nước châu Á như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thậm chí, chỉ xếp thứ 8/10 trong cộng đồng các nước ASEAN.

Điều này tố cáo rằng người Việt đang lo hưởng thụ trước khi lo làm. Với dịp hè nóng nực như hiện nay, chả đâu xa lạ, từ các quán bia tươi, nhà hàng sang trọng cho tới quán bia vỉa hè cũng đông kín người từ dân lao động tự do cho đến giới công chức văn phòng bất chấp ngay cả giờ hành chính.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

Theo Hoàng Hà - Người đưa tin

Bình luận

Nổi bật

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

(CL&CS)- Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc họp từ 7 đến 22/12/2023 đã chấp nhận xem 20 tháng 5 là Ngày Đo lường Thế giới.

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Mới đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Đồng Nai năm 2024.

Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững

Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 08:59

(CL&CS)- Ngày 15/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội thảo về Phương pháp tính chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia – NQI phục vụ phát triển bền vững.