Thứ ba, 25/02/2025, 16:43 PM

Nâng cao năng suất lao động trong kỷ nguyên mới giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

(CL&CS) - Trong thập kỷ qua, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất trong khu vực ASEAN. Những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện năng suất đã mang lại kết quả tích cực, giúp Việt Nam thu hẹp dần khoảng cách về năng suất lao động so với các nền kinh tế tiên tiến hơn.

Năng suất lao động quyết định đến khả năng duy trì và phát triển nền kinh tế

Năng suất lao động là thước đo hiệu quả công việc của người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, khi đất nước đang đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh toàn cầu, yêu cầu đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, năng suất lao động trở thành yếu tố quyết định đến khả năng duy trì và phát triển nền kinh tế.

sx

Trình độ công nghệ được coi là yếu tố tác động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động 

Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến năng suất chất lượng như nguồn vốn, phát triển nhân lực, cơ chế chính sách,... Trong đó, trình độ công nghệ được coi là yếu tố tác động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động thông qua sử dụng thay thế sức người bằng máy móc thiết bị làm giảm nhẹ cường độ lao động, gia tăng giá trị sản phẩm.

Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Tùng Lâm - Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam - Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đánh giá, công nghệ chính là “xương sống” giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng suất. Tuy nhiên tại Việt Nam, phải nhìn nhận rằng bên cạnh doanh nghiệp lớn đóng vai trò như “sếu đầu đàn" trong cộng đồng doanh nghiệp với mức độ chuyên nghiệp hóa và ứng dụng công nghệ tiên tiến, thì nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang sử dụng những công nghệ lạc hậu từ nhiều năm trước hoặc sử dụng công nghệ đã tân trang dẫn đến năng suất lao động thấp.

Ông Lâm chia sẻ, trong thập kỷ qua, năng suất lao động của Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng cao nhất trong các nước ASEAN. Với những nỗ lực cải thiện năng suất đã giúp cho Việt Nam đạt kết quả đáng khích lệ về tăng trưởng năng suất, tạo cơ hội thu hẹp dần khoảng cách về mức năng suất so với các nước có nền kinh tế tiên tiến hơn.

Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho biết thêm, hiện nay, cả nước có khoảng 735.455 doanh nghiệp, trong đó, 96,63% là doanh nghiệp ngoài nhà nước, cùng với khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động kinh doanh thiếu ổn định và bền vững. Do gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp này thường hạn chế trong việc mở rộng sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, dẫn đến năng suất lao động và năng lực sản xuất thấp.
 
"Để khắc phục những hạn chế này, cần có một cách tiếp cận toàn diện với các giải pháp cụ thể. Trước tiên, cần đánh giá và phân loại các doanh nghiệp để thiết kế các chương trình hỗ trợ phù hợp, bao gồm: Các chương trình kết nối doanh nghiệp FDI, phát triển đội ngũ chuyên gia năng suất, cải thiện năng lực quản trị, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ vay vốn, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động thích ứng và nâng cao năng lực để đáp ứng các xu hướng toàn cầu như phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, từ đó tăng khả năng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Lâm thông tin.
 
Doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường nhờ các công cụ tăng năng suất
 
Việc áp dụng các công cụ tăng năng suất lao động là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ và phát triển bền vững. Các công cụ không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn cải thiện hiệu quả công việc, giảm chi phí và tăng cường sự linh hoạt trong tổ chức. 
sx222
Doanh nghiệp từng bước cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ
 
Các công cụ cải tiến năng suất như: 5S, Kaizen, Lean, Six Sigma, TPM, KPI, MFCA, BSC… là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ khuyết điểm, giảm lãng phí không đáng có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi công cụ cải tiến năng suất đều đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích riêng. Có thể kể đến như áp dụng mô hình quản lý tinh gọn (Lean), Kaizen, 5S sẽ giúp các doanh nghiệp loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng tinh gọn; giúp doanh nghiệp cải tiến, ngăn ngừa sai lỗi, giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao năng suất.
dnghiep

Doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động

Hay như công cụ Six Sigma giúp giảm sai lỗi, giảm chi phí, tăng sự hài lòng của khách hàng và bảo đảm giao hàng đúng hẹn, đồng thời là cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Hay công cụ Bảo trì năng suất tổng thể (TPM) giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị thông qua việc tự bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất hàng ngày...

Ví dụ như Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) là một trong những công ty chế biến sữa lớn tại Việt Nam và đã áp dụng Lean, 5S, Six Sigma để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể, Hanoimilk áp dụng phương pháp Lean để loại bỏ các bước không cần thiết trong quy trình chế biến sữa, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu hóa dòng chảy sản phẩm. Công ty triển khai hệ thống 5S để cải thiện môi trường làm việc, nâng cao sự an toàn và hiệu quả làm việc của công nhân. Hanoimilk sử dụng Six Sigma để kiểm soát chất lượng sản phẩm sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, đảm bảo chất lượng ổn định, giảm thiểu lỗi trong quá trình sản xuất.

Công ty Hanoimilk áp dụng các công cụ cải tiến quản lý như TPM, KPI, BSC, MFCA, cụ thể đơn vị áp dụng TPM để đảm bảo máy móc, thiết bị sản xuất được bảo trì và vận hành hiệu quả, giảm thiểu sự cố kỹ thuật và thời gian chết máy. Công ty sử dụng KPI để đánh giá hiệu quả của các bộ phận trong công ty, từ sản xuất đến tiếp thị và dịch vụ khách hàng.

Hanoimilk áp dụng BSC để đánh giá hiệu quả toàn diện trong các lĩnh vực tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và phát triển nguồn lực con người. Công ty cũng sử dụng MFCA để phân tích và tối ưu hóa chi phí vật liệu trong quá trình chế biến sữa và sản phẩm từ sữa.

Hay Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một trong những nhà sản xuất bia lớn nhất tại Việt Nam, đơn vị cũng đã áp dụng Lean, 5S, và Six Sigma trong quy trình sản xuất bia và nước giải khát. Sabeco sử dụng Lean để tối ưu hóa quy trình sản xuất bia, giảm thiểu thời gian chết máy và tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu. Hệ thống 5S được áp dụng để cải thiện không gian làm việc, giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu sai sót trong quy trình sản xuất. Sabeco cũng sử dụng Six Sigma để kiểm soát chất lượng sản phẩm bia, đảm bảo chất lượng đồng đều và giảm thiểu các lỗi trong quá trình sản xuất...

Doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ cải tiến quy trình sản xuất như Lean, 5S, Six Sigma, TPM, KPI, MFCA, BSC... để nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng đồng bộ các phương pháp này giúp các công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất và duy trì được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực cùng Chính phủ thực hiện các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nhất là các giải pháp mang tính đột phá, đổi mới, sáng tạo. Các doanh nghiệp lớn cần nêu gương đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; tăng cường đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Tiếp tục phát huy tinh thần dân tộc, đoàn kết sức mạnh để cùng tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; nêu cao tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị, lợi ích chung từ nhiều phía; tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với quốc gia, dân tộc.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao năng suất lao động trong kỷ nguyên mới giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

Nâng cao năng suất lao động trong kỷ nguyên mới giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

sự kiện🞄Thứ ba, 25/02/2025, 16:43

(CL&CS) - Trong thập kỷ qua, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất trong khu vực ASEAN. Những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện năng suất đã mang lại kết quả tích cực, giúp Việt Nam thu hẹp dần khoảng cách về năng suất lao động so với các nền kinh tế tiên tiến hơn.

Bắc Ninh: Phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ I

Bắc Ninh: Phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ I

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35

(CL&CS)- Ngày 19/02, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức Lễ phát động triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ I.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường trong nước và quốc tế nhờ ISO 22000

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường trong nước và quốc tế nhờ ISO 22000

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/02/2025, 21:29

(CL&CS) - ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giúp các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đảm bảo an toàn cho sản phẩm và quản lý chất lượng trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm.