Một tỉnh tiếp giáp Hà Nội sẽ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Vị trí địa lý có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa, trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Tây Bắc hiện nay và trong tương lai.
Vị trí địa lý nhiều lợi thế
Hòa Bình thuộc vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.
Trung tâm TP Hòa Bình cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 75km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 90km và cách cảng biển Hải Phòng khoảng 170km. Đặc biệt tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình và đường Quốc lộ (QL 6) chạy qua địa bàn tỉnh khiến cho việc kết nối giữa Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi.
Hòa Bình có tiềm năng phát triển mạnh hầu hết các lĩnh vực kinh tế trọng tâm của vùng. Vị trí địa lý của Hòa Bình có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa, đưa Hòa Bình trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Tây Bắc hiện nay và trong tương lai. Hòa Bình còn có vai trò rất quan trọng đối với vùng Tây Bắc và cả nước trong việc kết nối với các địa phương khác về du lịch, văn hoá, cung cấp nguồn nhân lực cho các địa phương lân cận.
Tuy nhiên, do đa số các địa phương trong vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển tương đối giống nhau và hầu hết các tỉnh đều xác định động lực phát triển là các lĩnh vực: Hạ tầng, thủy điện, nông nghiệp, du lịch… nên bên cạnh liên kết và hợp tác, giữa Hòa Bình và các tỉnh trong vùng sẽ có sự cạnh tranh nhất định trong phát triển KTXH.
Hòa Bình sẽ là tỉnh phát triển, thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch là kim chỉ nam, định hướng quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc top khá của cả nước.
Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường được quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả.
Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển, có thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao, là trung tâm dịch vụ du lịch và công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tỉnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; hệ thống đô thị thông minh, xanh và bền vững; khu vực nông thôn hiện đại, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, thích ứng hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu.
Người dân có điều kiện sống tốt, mức sống cao, được hưởng thụ các dịch vụ xã hội, an sinh xã hội chất lượng cao, bền vững. Các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là văn hóa Mường và nền văn hóa Hòa Bình được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc.
Vùng đất thắng cảnh đa dạng, đậm đà văn hóa bản sắc dân tộc thiểu số
Hòa Bình nằm cách Hà Nội khoảng 80-140km tùy điểm đến, và là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H'Mông, Mường, Dao, Thái... Những năm gần đây, Hòa Bình càng khẳng định sức hút khi hàng loạt khu nghỉ dưỡng ra đời, phù hợp với xu hướng nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe hiện nay.
Có diện tích rộng lớn cùng nhiều danh lam thắng cảnh, vì vậy du khách có thể đến Hòa Bình vào bất cứ mùa nào với trải nghiệm khác nhau. Thông thường du khách ở Hà Nội thích đến Hòa Bình vào mùa hè vì thời tiết ở nhiều điểm đến như Mai Châu, Thung Nai mát mẻ.
Tháng 5-6 sẽ níu chân du khách bởi mùa lúa vàng ở Mai Châu, còn tháng 5-8 là mùa mà nước sông Đà ở Thung Nai trong xanh. Du khách cũng đừng quên đến suối khoáng nóng Kim Bôi vào mùa đông hay thăm Lũng Vân vào mùa xuân khi trăm hoa đua nở, sương phủ trắng những ngôi nhà người Mường lưng chừng núi.
Hòa Bình sở hữu 177 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Dưới đây là những gợi ý vui chơi theo khu vực và các điểm nổi tiếng nhất.
1. Mai Châu
Điểm tham quan đầu tiên là đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng, nằm trên QL6, giữa địa phận Tân Lạc và Mai Châu. Đây vốn là núi đá vôi, do quá trình mở đường tạo thành. Đây cũng là nơi thường xuyên có mây phủ, tạo thành khung cảnh mờ ảo như mùa đông tuyết trắng. Du khách chỉ nên tới đây trong những ngày nắng ráo, để chụp ảnh đẹp và không nguy hiểm trong quá trình lưu thông.
2. Bản Lác
Muốn tìm hiểu về văn hóa địa phương, bạn không nên bỏ qua Bản Lác, nơi có hàng trăm nhà sàn tuổi đời lên tới 700 năm. Nơi đây còn có khung cảnh cánh đồng lúa trải dài bất tận và những homestay nhà sàn để lưu trú. Bản Lác cách khu nghỉ dưỡng Mai Châu Ecolodge khoảng 3km, có thể trải nghiệm bằng xe đạp.
3. Thác Gò Lào
Thác Gì Lào hay thác Gò Mu không xa Mai Châu Hideaway và Bakhan Village Resort. Thác cao khoảng 20m, nước đổ xuống trắng xóa, dưới lòng hồ là những khối đá lớn. Mùa này tắm thác rất lạnh, bạn có thể đi dạo trong không khí mát mẻ, chụp ảnh với dòng nước trắng xóa.
Đến Mai Châu theo nhóm đông, bạn không nên bỏ lỡ chuyến thăm lòng hồ Hòa Bình tới vịnh Ngòi Hoa, Ao Tiên, Đền Bà Chúa Thác Bờ. Bến thuyền nằm ở cuối bản Suối Lốn.
4. Xã Lũng Vân
Xã Lũng Vân ở huyện Tân Lạc thu hút du khách bởi thời tiết mát mẻ và khung cảnh sương giăng huyền ảo. Xã tọa lạc ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa, kiến trúc của người Mường. Mùa xuân khi đến đây, du khách có dịp ngắm sắc xuân xanh mởn ở rừng cây, hoa đào khoe sắc thắm... Ngoài ra Lũng Vân cũng là điểm săn mây lý tưởng vào khoảng tháng 2 đến tháng 4. Lúc này trên những thửa ruộng bậc thang là mây trắng lững lờ, tạo nên khung cảnh đầy mê hoặc.
5. Thung Nai
Hay còn gọi là "Hạ Long thu nhỏ" nằm trên trục đường trước khi vào TP Hòa Bình. Ở đây du khách nên thuê tàu ngắm cảnh sông Đà, thu vào tầm mắt các hòn đảo lớn nhỏ trên mặt hồ xanh ngắt. Hãy mang theo đồ ăn nhẹ và tấm trải để ngồi ngắm cảnh. Lưu ý cần dọn rác trước khi đi và có biện pháp tránh nắng vì đây là khoảng đất trống, không có cây cối.
6. Đền Bà Chúa Thác Bờ
Đền Bà Chúa Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Ngôi đền nằm bên bờ hồ rộng lớn giữa lòng hồ Hòa Bình, sau lưng là hệ thống hang động thạch nhũ rộng lớn. Năm 2009, động Thác Bờ được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia. Ngôi đền thờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân người Mường và một bà người Dao, xưa kia có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, nhân dân trong vùng phong cả hai là Bà chúa Thác Bờ và lập đền thờ phụng với niềm tin được phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa.
Tháng 1 đến tháng tháng 3 hàng năm ở đây thường có nhiều lễ hội. Du khách dâng hương sẽ đến bến Thung Nai, sau đó thuê thuyền để tới đền. Lịch trình tuần tự là ở đền Trình, đền Chúa.
7. Vườn cam Cao Phong
Trên đường từ Thung Nai trở lại thành phố, bạn có thể bắt gặp vài vườn chuối, cam, ngô trên đường. Trong đó, một vườn cam Cao Phong nằm bên phải thu hút người đi đường với sườn đồi thoai thoải và những quả cam mọng nước. Cam có giá 20.000 đồng/kg. Bạn có thể mua về làm quà và sau đó được tự do chụp ảnh trong vườn.
8. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ở Tân Thịnh là công trình lịch sử của Việt Nam, biểu tượng của TP Hòa Bình. Hiện tại, vé vào cửa có giá 20.000 đồng, dành cho du khách chỉ tham quan khu vực bên ngoài. Nếu muốn tham quan cả khu vực kỹ thuật, máy móc, du khách mua vé 50.000 đồng.
Một trong những điểm dừng chân khác khi đến thành phố là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đồi ông Tượng. Từ bên trái, du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm toàn cảnh thành phố. Bên phải, bạn có thể ngắm nhìn nhà máy thủy điện từ trên cao bề thế, hoành tráng.
Hải Yến
- ▪Tỉnh phía Bắc rộng gần 8.000km2 có 'cung đường vàng' được WTA vinh danh điểm đến mới nổi hàng đầu châu Á, 9 tháng đầu năm thu hơn 5.000 tỷ từ du lịch
- ▪Tỉnh có kho báu 5 tỷ USD là cửa ngõ hướng ra biển Đông, sẽ trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải của Đông Nam Á vào năm 2050
- ▪Tỉnh miền Trung Việt Nam sắp có tuyến đường đặc biệt hơn 2.200 tỷ: Sở hữu đường bờ biển 189km đẹp nhất Việt Nam, du khách nhận xét 'đi 1 lần là quên lối về'
- ▪Miền Trung Việt Nam sẽ có 'kinh đô du lịch nghìn tỷ' vào năm 2025: Nơi 'đất võ, trời văn', còn được thiên nhiên ban tặng đường bờ biển dài hơn 130km
Bình luận
Nổi bật
Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16
(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.
Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:51
(CL&CS) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành Giao thông vận tải Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.
Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt
sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44
(CL&CS) - Với nhiều chính sách kích cầu, tăng cường xúc tiến, hợp tác, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 có nhiều khởi sắc, doanh thu và số lượng du khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.