“Môi giới địa ốc” bỏ Bình Dương qua bán đất nền Đồng Nai

(NTD) - Không chỉ những công ty môi giới địa ốc lớn, mà nhiều công ty nhỏ và môi giới đơn lẻ khác cũng dứt áo ra đi khi mảnh đất Bình Dương không còn “hái ra tiền”.

20161108145026-7496_1_orig
Có rất nhiều môi giới đã bỏ địa bàn Bình Dương để sang bán đất Đồng Nai.

Chúng tôi từ Q.2 (TP.HCM) bắt đầu xuất phát đi Long Thành. Chỉ sau 20 phút di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chúng tôi đã có mặt tại xã Long An, 1 trong 6 xã được quy hoạch làm sân bay. So với những xã còn lại, Long An có vị trí đắc địa nhờ gần cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 51 và sân bay Long Thành tương lai. Đi sâu vào khu vực các xã, hình ảnh những bảng quảng cáo bán đất, nhận mua bán ký gửi đầy rẫy.

Chúng tôi bắt gặp và trò chuyện cùng khá nhiều “môi giới” ở khu vực này, có một điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là nhiều môi giới cho biết chỉ mới bán đất Đồng Nai được hơn 1 năm nay, trước kia chủ yếu bán ở Bình Dương.

“Môi giới” tên Tài kể với chúng tôi: “Cách đây khoảng 6 năm tôi có một sàn nhỏ với 16 nhân viên kinh doanh chuyên bán đất ở khu vực Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nhưng làm ăn rất khó, khách hàng thì ít mà nền đất thì quá nhiều, mức giá lại khá cao, cuối cùng anh em bỏ đi hết. Tôi bám trụ thêm 1, 2 năm nhưng thị trường Bình Dương ngày càng đìu hiu, trong khi, Đồng Nai liên tục kéo được khách hàng đầu tư, nhiều đồng nghiệp rủ tôi cùng tham gia và tôi quyết định chuyển về bán đất Đồng Nai”.

Lân la ở khu vực xã Long An (huyện Long Thành) chúng tôi được gặp chị Q. cũng là một môi giới có tiếng tại Bình Dương, nhưng chuyển về Đồng Nai bán đất. Chị Q. chia sẻ: “Điều tối kỵ của người hành nghề môi giới là chạy loạn và không có địa bàn hoạt động, kinh doanh cụ thể. Để có được sản phẩm và nguồn khách hàng ổn định thì việc gắn bó với một địa bàn hoạt động sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh lâu dài. Việc chọn cho mình một địa phương hoạt động ổn định là quan trọng, tuy nhiên, nếu bám trụ vào Bình Dương những năm 2015, 2016 thì chết đói vì khách hàng rất ít. Trong khi thông tin về Đồng Nai liên tục báo hấp dẫn, tôi quyết tìm chân trời mới”.

“Khó khăn nhất của môi giới bất động sản khi chuyển địa bàn là phải tìm hiểu được những đặc điểm về văn hóa, dân trí, tín ngưỡng và mức sống của khu vực mà mình bán, để từ đó có cách ứng xử phù hợp. Chính vì vậy, chỉ mới 2 năm trở lại đây, tôi đã rành con đường lớn, nhỏ, hẻm… mức độ phát triển trong tương lai, giá cả các khu vực tại Long Thành” - chị Q. kể.

Không chỉ các nhà môi giới đơn lập, nhỏ lẻ, các công ty lớn với hàng trăm nhân viên sale dù rất thành công tại Bình Dương cũng phải “tháo chạy” khỏi mảnh đất này. Trao đổi với phóng viên về lý do rời đất Bình Dương, lãnh đạo một công ty lớn từng ăn nên làm ra ở thị trường Bình Dương chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao việc chính quyền Bình Dương có tầm nhìn xa khi quy hoạch, đầu tư hạ tầng rất bài bản, nhưng một khi cung - cầu mất cân đối, dư cung lớn sẽ rất khó để thị trường phát triển bền vững”.

“Giai đoạn 2003-2006, chúng tôi hoạt động môi giới ở Bình Dương, công việc môi giới tốt khi cung - cầu gặp nhau, lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán được tại thời điểm đó cung - cầu đã lên đến đỉnh điểm, hay nói cách khác là “bong bóng” sẽ xảy ra. Vì vậy chúng tôi đã kịp thời rời khỏi thị trường Bình Dương, thực ra chúng tôi đã chuẩn bị cho việc “di chuyển” này từ vài năm trước. Bình Dương chỉ có hơn 1 triệu dân cộng với vài trăm ngàn dân nhập cư, nhưng lại có đến vài triệu nền đất, nếu chia cho đầu người rõ ràng nguồn cung đã quá dư, như vậy là không ổn. Nếu chúng tôi trở lại Bình Dương sẽ trở lại với tư cách một nhà đầu tư, còn môi giới sẽ không hiệu quả” - vị lãnh đạo đánh giá.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, việc môi giới “tháo chạy” khỏi địa ốc Bình Dương là viễn cảnh đã được dự báo, khi không còn là miếng đất màu mỡ hái ra tiền thì các sale tìm nơi mới là điều đương nhiên.

Vũ Sơn

_NTD_So 104_13
 

 

Bình luận

Nổi bật

Xót xa cảnh học nhờ ở nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non

Xót xa cảnh học nhờ ở nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 14:46

(CL&CS) - Đường đến điểm trường Hoàng Lan, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang hiểm trở, gập ghềnh, càng vào sâu càng khó di chuyển. Nhưng ở nơi sâu thẳm giữa núi rừng ấy 50 em bé mầm non vẫn hằng ngày đến lớp dù cho hơn 20 năm qua nơi đây chưa từng có trường mầm non.

Câu chuyện khi nào bất động sản nghỉ dưỡng “thôi nghỉ dưỡng” vẫn còn nan giải?

Câu chuyện khi nào bất động sản nghỉ dưỡng “thôi nghỉ dưỡng” vẫn còn nan giải?

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:28

Mặc dù không thể phủ nhận những điểm tích cực đối với bất động sản nghỉ dưỡng sau hàng loạt những động thái vào cuộc của chính phủ, đặc biệt là nỗ lực tháo gỡ khó khăn về pháp lý. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

[Inforgraphic] 5 huyện vùng ven Hà Nội sắp tổ chức đấu giá đất trong tháng 5/2024

[Inforgraphic] 5 huyện vùng ven Hà Nội sắp tổ chức đấu giá đất trong tháng 5/2024

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các huyện ven Hà Nội đã tổ chức nhiều phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở và thu được số tiền lớn cho ngân sách nhà nước. Đầu tháng 5, gần 100 lô đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên cũng sẽ được đem ra đấu giá, trong đó lô cao nhất có giá khởi điểm là 75,4 triệu đồng/m2.