Thứ hai, 16/08/2021, 08:16 AM

Mỗi gia đình là một phòng y tế

(CL&CS) - Dịch bệnh COVID-19 với biến chủng mới vẫn đang lan rộng, các ca nhiễm chưa giảm. Vậy mỗi người dân mỗi gia đình cần tự trang bị những kiến thức cơ bản cho mình và tự bảo vệ mình như thế nào trong làn sóng dịch bệnh.

Đây là chủ đề cuộc trao đổi của Tạp chí Chất lượng và cuộc sống với Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, bác sĩ: Dương Văn Trung (Bệnh viện Bưu điện) người sáng lập ra “bệnh viện online” có tên gọi “Bác sỹ của bạn”.

Hiện nay dịch bệnh cũng đang ngày càng phức tạp, ở phía Nam cơ sở y tế đã quá tải. Việc để F0, F1 cách ly tại nhà để giảm tải cho các cơ sở y tế đã được để cập đến. Quan điểm của bác sỹ về việc cách ly tại nhà như thế nào? 

Bộ Y tế vừa đưa ra Chiến lược điều trị Covid-19 mới. Trong chiến lược này, như Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết: “Dựa theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình triệu chứng bệnh học, ngành y tế xây dựng hướng dẫn thí điểm điều trị, quản lý ca nhiễm tại nhà. Khi đó, mỗi gia đình trở thành 'home care' hay một phòng y tế". 

Và tôi cũng đã chia sẻ từ lâu trên facebook những quan điểm cá nhân về vấn đề cách ly F1 tại nhà. Cách ly tại nhà sẽ giảm tải được nhiều cho ngành y tế, cũng như ngân sách nhà nước và cơ sở vật chất cho khu cách ly, đặc biệt là cách ly tập trung nếu tổ chức không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ lây chéo.

Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, bác sĩ: Dương Văn Trung (Bệnh viện Bưu điện)

Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, bác sĩ: Dương Văn Trung (Bệnh viện Bưu điện)

Gần đây biến chủng Delta lây lan nhanh, số lượng F0 nhiều, mà 80% trong số đó là nhẹ hoặc không có triệu chứng, vì vậy cách ly F0 tại nhà là cần thiết để giảm tải cho nhân viên y tế, tập trung vào chữa trị cho 20% còn lại, như vậy sẽ giảm thiểu được tỷ lệ tử vong.

Vậy để chủ động không bị động để mỗi gia đình trở thành “home care” hay “một phòng y tế" thì ngay từ lúc này các gia đình có nên chuẩn bị sẵn những gì không? Ví dụ như trong tủ thuốc gia đình cần có những gì để phòng chống dịch?

Dịch bệnh thì phức tạp và khó lường. Cũng không biết một ngày nào đó nơi mình ở sẽ bị khoanh vùng cách ly, thậm chí chuẩn bị kể cả tình huống là tất vả các thành viên trong gia đình bị F0 mà tự cách ly tại nhà.

Tất nhiên là y tế cơ sở lúc đó sẽ tư vấn cho bạn quy trình cách ly tại nhà phải như thế nào. Nhưng cũng phải đặt giả thiết là nếu trong tình huống nhiều F0 đến mức mà y tế cơ sở không thể đáp ứng được ngay lập tức, thì điều quan trọng là tự chúng ta phải trang bị những kiến thức cơ bản cho mình.

Mỗi gia đình nên có một tủ thuốc, trong đó có những thiết bị tối thiểu như: cặp nhiệt độ, một cơ số thuốc hạ sốt, thuốc bồi phụ nước và điện giải như gói oresol, có thể trang bị thêm thiết bị đo bão hòa o xy,…còn về phòng ở cách ly ra sao, cũng như quy trình sinh hoạt trong nhà, và cách theo dõi sức khỏe như thế nào, thì Bộ y tế cũng đã có quy trình rõ ràng chúng ta có thể lấy dễ dàng xem được trên mạng internet.

Chúng ta tự theo dõi tại nhà. Nếu thấy có dấu hiệu nặng như khó thở, suy hô hấp…thì chúng ta báo y tế cơ sở để đi đến bệnh viện cấp cứu và điều trị kịp thời.

Có không ít những người cách ly đã rất lo lắng về cách tự chăm sóc cho mình. Bác sỹ có lời khuyên gì?

Tôi đã nhận được rất nhiều điện thoại, tin nhắn của các gia đình có F0 hoặc cả nhà đều bị F0 nhờ tư vấn. Hầu như tất cả những người mắc bệnh đều rất lo lắng, căng thẳng, hoang mang, không biết làm thế nào.

Điều trước tiên là các bạn cần hết sức bình tĩnh, vì 80% số người mắc là bị nhẹ cho nên có thể tự vượt qua, nếu chúng ta quá lo lắng thì sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn, nhất là những người bệnh lý nền tim mạch hay hô hấp.

Nếu chúng ta lo lắng quá sẽ dẫn đến huyết áp tăng và nhịp tim tăng…sẽ làm cho sức khỏe bị ảnh hưởng và tiến triển bệnh nặng lên.

Điều đặc biệt là đừng có kỳ thị người F0, sẽ dẫn đến bệnh nhân có những suy nghĩ tiêu cực cũng làm cho bệnh nặng hơn…

Sau đó thì các bạn hãy làm theo đúng quy trình cách ly tại nhà đã được Bộ y tế hướng dẫn, cũng như thực hiện đúng 5K để tránh lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình mà chưa bị nhiễm, đồng hướng dẫn các bạn biết tư theo dõi và xử lý các triệu chứng đơn giản tại nhà như hạ sốt, tập thở, bù nước và điện giải bằng đường uống…

Mong bác sỹ chỉ dẫn cụ thể hơn cho chính người cần cách ly và các thành viên trong gia đình về việc sắp xếp, tổ chức sinh hoạt trong gia đình như thế nào để không lây nhiễm chéo?

Vấn đề này thì Bộ y tế đã có hướng dẫn cụ thể rồi, tôi chỉ tư vấn lại và hướng dẫn chi tiết hơn cho bệnh nhân trong lúc họ đang rất hoang mang.

 Nếu gia đình nào mà có F0 còn các thành viên khác chưa bị, thì bệnh nhân đó được ở trong phòng riêng, mở cửa sổ.

Và lưu ý mặc dù một mình ở trong một phòng nhưng vẫn phải thực hiện đủ 5K tức là vẫn phải đeo khẩu trang,…

Người tới đưa thức ăn phải có khoảng cách với người bệnh. Và rất cần chú ý đến quy trình thu gom rác thải ra sao? Phải coi rác thải của F0 là rác thải y tế, phải đựng vào túi riêng, không được để chung vào rác thải sinh hoạt gia đình vì để chung với rác thải sinh hoạt sẽ lây lan bệnh ra cộng đồng…

Điều đặc biệt là bệnh nhân ở phòng riêng cho nên phải biết tự chăm sóc và theo dõi cho mình như hạ sốt, nếu thấy khó thở khi nhịp thở trên 20 lần/ 1 phút thì phải báo người khác (nếu trên 30 lần/1 phút là nặng cần can thiệp y tế) …Vấn đề này thì tài liệu có trên CDC đã hướng dẫn chi tiết. Nếu bệnh nhân có triệu chứng mà cần chăm sóc của người nhà thì nên cố định 1 người thì sẽ hạn chế lây lan sang các thành viên khác trong gia đình…

Mong Bác sỹ tư vấn thêm, những người có liên quan đến ca nhiễm, như các trường hợp F2 thì tự theo dõi/cách ly tại nhà thì mức độ cách như thế nào?

Đã cách ly tại nhà thì bắt buộc chúng ta phải ở trong nhà, mọi sinh hoạt chỉ trong phạm vi căn nhà của mình, không được bước chân ra khỏi cổng để trò truyện với hàng xóm, cũng như không được ra khỏi nhà để đi tập thể dục.

Còn các thành viên trong nhà thì sao? Để phòng tránh lây lan ra các thành viên trong gia đình thì F2 nên giữ khoảng cách với người khác.

Và để an toàn thì thậm chí hãy cư xử F2 như là F0, vì biến chủng Delta nó lây lan rất nhanh. Nếu không may sau vài ngày cách ly, xét nghiệm F2 mà chuyển thành F0 thì sẽ hạn chế lây nhiễm rất nhiều cho người khác vì trước đó chúng ta đã giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh.

Dịch bệnh rất nguy hiêm nhưng đừng hoang mang và quá lo lắng. Mỗi người thực hiện đúng 5K, khai báo y tế , tuân thủ đúng các quy định phòng chống dịch để bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng, thì chúng ta sẽ chiến thắng Covid-19!

CHÚNG TA SẼ CHIẾN THẮNG COVID 19❤

Chiến lược “5K + vaccine + thuốc + công nghệ”  là “lá chắn thép”, giúp chúng ta tự tin đương đầu với dịch bệnh COVID-19

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ). 

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, Bệnh viện 199, Bộ Công an phối hợp tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế” tại thành phố Đà Nẵng.

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Y tế tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 1.000 đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện biên, chuyển giao kỹ thuật và khám chữa bệnh từ thiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn.

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 11:35

(CL&CS) - Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc; trong đó có việc bảo đảm thuốc cho phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp cấp bách phát sinh trong thực tiễn...