Loạt mặt bằng cho thuê 'ế ẩm' kéo dài dù nằm trên những con phố sầm uất nhất Thủ đô
Nhiều mặt bằng cho thuê trên các tuyến phố lớn tại quận Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng... từ đầu năm đến nay luôn trong cảnh treo biển cho thuê.
Dọc con phố Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, không ít cửa hàng từ đầu năm đến nay vẫn chưa tìm được người cho thuê và treo biển cho thuê mấy tháng qua. Theo chia sẻ của một chủ nhà, người dân đang có xu hướng mua sắm online. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của các hộ kinh doanh, khiến nhiều người trả lại mặt bằng và làm cho việc cho thuê trở nên khó khăn hơn.
Trước tình hình này, đã có nhiều chủ nhà giảm giá cho thuê, song nhiều người kinh doanh vẫn không mấy mặn mà. Một chủ nhà cho thuê mặt bằng rộng 65m2 trên phố Nguyễn Trãi có 3 tầng với mức giá 50 triệu đồng/tháng, hợp đồng lâu dài 3 năm, sau thời gian đăng tin đã giảm mức giá cho thuê xuống 45 triệu đồng/tháng nhưng đến gần 1 năm nay, cửa hàng kinh doanh của gia đình vẫn phải đóng cửa ngày đêm, chưa tìm được khách chốt thuê phù hợp.
Không chỉ riêng quận Thanh Xuân, nhiều mặt bằng trên các tuyến phố lớn khác thuộc các quận trung tâm như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa thời gian qua cũng đóng cửa ngày đêm và không tìm được cho thuê mặt bằng.
Tại quận Hai Bà Trưng, trên phố Bạch Mai, phố Vọng, Tạ Quang Bửu, Trần Khát Chân, nhiều mặt bằng đang treo biển cho thuê với mức giá dao động 15-75 triệu đồng/tháng, tùy diện tích.
Tại phố Hàng Đào, Hàng Chiếu, Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), chủ nhà đang treo biển cho thuê mặt bằng với mức giá dao động từ 20-110 triệu đồng/tháng.
Về vấn đề này, theo ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc chuyên trang Batdongsan.com.vn cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, những người cho thuê nhà bắt đầu phải điều chỉnh giá theo cơ chế, mức giá để phù hợp hơn với những nhóm khách đi thuê. Để tình hình cho thuê mặt bằng nhà phố hết ảm đạm, bản thân chủ cho thuê và người thuê kinh doanh nên chủ động phương án ứng phó, thương lượng, có biện pháp thích nghi với tình hình mới.
Theo dự đoán, từ nay đến cuối năm 2024, thị trường mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội mới dần khởi sắc, tuy nhiên, con số cũng chỉ đạt khoảng 80% so với thời điểm trước năm 2019.
Ông Võ Hồng Thắng - Phó Tổng Giám đốc DKRA Group nhận định, nhiều doanh nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh buộc phải tính toán bài toán hiệu quả khai thác kinh doanh và giá trị hình ảnh thương hiệu. Doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp ít nhất phải hòa vốn hay bù lỗ trong khoản chấp nhận được thì họ mới tính toán thuê mặt bằng lâu dài, với mức giá hợp lý.
Chi Chi
Bình luận
Nổi bật
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
sự kiện🞄Thứ tư, 27/11/2024, 10:20
(CL&CS) - Việt Nam hứa hẹn là điểm đến thu hút vốn xanh quốc tế nhờ môi trường pháp lý được hoàn thiện, cùng với nỗ lực của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh tuần hoàn và tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.