Thứ năm, 18/04/2024, 01:48 AM

Lộ diện vị trí sẽ xây hai đập mới của một trong những con sông lớn nhất Việt Nam

Theo dự kiến, hai công trình này sẽ khởi công vào giai đoạn 2026-2030.

Mới đây, tại Hội nghị công bố quy hoạch và kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ đề nghị UBND thành phố Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng.

Theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội sẽ khởi công xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng trong đó, vị trí xây dựng là khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội) và đập Xuân Quan (Văn Giang - Hưng Yên).

Cũng theo đề nghị, hai công trình này dự kiến sẽ khởi công vào giai đoạn 2026-2030.

Hiện tại, cống Long Tửu là công trình đầu mối của hệ thống Bắc Đuống, nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. Cống có chức năng điều tiết nước vào sông Ngũ Huyện Khê, phục vụ canh tác cho khu vực Bắc Đông Anh và một phần của Bắc Ninh.

cong-dong-anh

Khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội)

Khu vực thứ 2 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất xây dựng đập dâng trên sông Hồng thuộc xã Xuân Quan (Văn Giang - Hưng Yên). Cống Xuân Quan trên sông Hồng thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên (giáp ranh với thành phố Hà Nội). Hiện tại cống Xuân Quan đang được sử dụng để phục vụ việc tưới tiêu cho nông nghiệp tại khu vực.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi hoàn thiện xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng sẽ góp phần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Nhuệ và sông Đáy.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nghiên cứu một đề tài cấp Nhà nước và đã nghiệm thu vào năm 2020. Trong Quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai quốc gia, Thủ tướng cũng đã đồng ý đưa vào để triển khai.

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn sông chảy trên đất liền Việt Nam dài 510km.

Đây là một trong những dòng sông quan trọng của văn hóa lúa nước Việt Nam. Nơi tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, lên tới 2.640m3/s (tại cửa sông), với tổng lượng nước chảy qua là khoảng 83,5 tỷ m3. Tuy nhiên, phân bố lưu lượng nước không đều. Vào mùa khô, lưu lượng nước giảm xuống chỉ khoảng 700m3/s, trong khi vào cao điểm mùa mưa, nó có thể đạt tới 30.000m3/s.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Ngôi nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, rộng gần 500m2: Là điểm thu hút khách du lịch tại Điện Biên

Ngôi nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, rộng gần 500m2: Là điểm thu hút khách du lịch tại Điện Biên

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 17:19

Được biết, những cây gỗ lim nguyên khối được dùng để sử dụng xây ngôi nhà này hơn 900 tuổi.

Địa phương lọt top 3 tỉnh đông dân nhất Việt Nam 'mạnh tay' chi hơn 4.400 tỷ đồng 'lên đời’ hệ thống giao thông

Địa phương lọt top 3 tỉnh đông dân nhất Việt Nam 'mạnh tay' chi hơn 4.400 tỷ đồng 'lên đời’ hệ thống giao thông

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 17:19

Theo tỉnh này, việc nâng cấp hệ thống giao thông trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế của địa phương và cả vùng.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Lần đầu tiên góp mặt tại Tuần lễ thiết kế Milan 2024 (Italia) - sân chơi quốc tế của ngành nội thất, nơi hội tụ các thương hiệu lớn và các nhà thiết kế khắp nơi trên thế giới - các sản phẩm gỗ và mỹ nghệ Việt Nam đã tạo được dấu ấn đậm nét.