Kiều hối tăng trưởng mạnh, chực chờ đổ vào bất động sản?

Một trong nhiều điểm mới tích cực của Luật mới liên quan đến bất động sản đã góp phần cởi trói dòng tiền kiều hối vào lĩnh vực này. Nhiều chuyên gia kỳ vọng hành lang pháp lý mới với các quy định rõ ràng và cởi mở hơn tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam, dòng kiều hối theo đó sẽ “đổ” vào thị trường địa ốc.

Theo đó, tại Luật đất đai mới quy định, tại Khoản 3 và Khoản 6, Điều 4 về “Người sử dụng đất” quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận bao gồm: Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Như vậy, theo quy định mới của Luật Đất đai, Việt kiều sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện. Trước đó, theo Luật Đất đai hiện hành, người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư trở lại trong nước phải nhờ người thân, hoặc họ hàng đứng tên hộ. Hệ lụy là các tranh chấp không đáng có, cùng nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tâm lý e ngại, chưa sẵn sàng “xuống tiền" của Việt kiều. Hành lang pháp lý mới sẽ giải quyết vấn đề này, với các quy định rõ ràng và cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam.

Kiều hối

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, ngành địa ốc Việt Nam đi sau khá nhiều so với các thị trường châu Á khác, chỉ mới phát triển trong vòng 20 năm trở lại đây và đang trong giai đoạn “vàng”, cần trân trọng mọi cơ hội để đẩy nhanh phát triển. Trong đó, kiều hối là một nguồn lực đặc biệt quan trọng và không hề thua kém khi so với lượng vốn FDI giải ngân.

Theo thống kê do NHNN Chi nhánh TP.HCM thực hiện 5 năm trước, tỷ lệ kiều hối chảy vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chiếm khoảng 70 - 72%, vào bất động sản khoảng 22%, còn lại là hỗ trợ người thân. Trong khi đó, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, hơn 50% kiều hối chuyển về TP.HCM chảy vào bất động sản, trực tiếp hay qua người nhà, còn lại là mục đích tiêu dùng, hỗ trợ người thân.

Còn theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khoảng 15-20% số tiền từ Việt kiều gửi về nước đang được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Theo Savills Việt Nam, nếu quy đổi sang sản phẩm, lượng tiền này tương đương với giá trị của 10.000 căn hộ mỗi năm.

Savills cho rằng, trong quá khứ, người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư trở lại trong nước phải thông qua người thân hoặc họ hàng, vì thế đã dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư của các Việt kiều và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tranh chấp giữa các bên trong quá trình đầu tư. Trong khi đó đó, các Việt kiều có nhu cầu đầu bất động sản trong nước phần lớn đã lớn tuổi. Đây có thể là những người đã di cư ra nước ngoài từ nhiều năm trước và hiện đang sở hữu một lượng tài sản nhất định, nên cân nhắc đầu tư trở lại nước nhà. Ngoài ra, một số người khác lại mua bất động sản để phục vụ việc an cư tại quê hương.

Làm gì để gia tăng thu hút kiều hối vào bất động sản?

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hành lang pháp lý mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam. Từ đó, dòng kiều hối theo đó sẽ đổ vào thị trường địa ốc.

Các chuyên gia của VARS cho rằng, sự đổi mới của Luật Đất đai cho phép Việt kiều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quan điểm phù hợp với xu hướng quốc tế, mang tính tích cực. Lượng kiều hối, ước tính hàng tỷ USD mỗi năm và đang được chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp địa ốc đang “khát vốn”.

Dù vậy, để thu hút và tận dụng dòng kiều hối vào thị trường địa ốc, các chuyên gia của VARS cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản cần nghiên cứu, xây dựng các dự án bất động sản đạt tiêu chuẩn cao về thiết kế, chất lượng xây dựng và tiện ích.

Phác thảo rõ chân dung khách hàng, sử dụng các kênh truyền thông đa dạng để quảng bá về dự án bất động sản. Hỗ trợ các thủ tục pháp lý và các vấn đề liên quan đến việc mua bán, cho thuê bất động sản.

Minh Hương

Bình luận

Nổi bật

Đâu là “trợ lực” để bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi?

Đâu là “trợ lực” để bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi?

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:27

Sự phục hồi của ngành du lịch cùng với hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn đang được kỳ vọng sẽ giúp bất động sản du lịch đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Tuy nhiên, niềm tin của nhà đầu tư khiến phân khúc này vẫn chưa thể phục hồi như kỳ vọng.

Giá thuê bất động sản công nghiệp được dự đoán sẽ tiếp tục tăng

Giá thuê bất động sản công nghiệp được dự đoán sẽ tiếp tục tăng

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:26

Các chuyên gia cho rằng, giá thuê bất động sản công nghiệp ở cả miền Bắc và miền Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Savills: Diễn biến trái chiều của giá nhà tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Savills: Diễn biến trái chiều của giá nhà tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:26

Theo báo cáo chỉ số giá bất động sản Savills Việt Nam quý 1/2024, phân khúc nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM diễn ra theo hai thái cực đối lập, trong khi chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội trong 3 tháng đầu năm có xu hướng tăng mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh giảm nhẹ.