Thứ ba, 09/04/2024, 12:09 PM

Không phải cầu sông Hàn, đây mới là cây cầu quay đầu tiên tại Việt Nam

Cây cầu quay đầu tiên của Việt Nam ra đời trước cầu sông Hàn gần 100 năm, tuy nhiên nó đã được thiết kế và xây dựng lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Cầu sông Hàn (Đà Nẵng), hoàn thành năm 2000, được biết đến là cầu vượt sông duy nhất quay được ở Việt Nam hiện nay. Thế nhưng ít người biết rằng, từ năm 1902, cầu Đuống đã làm được điều đó.

Cầu Đuống

Cầu Đuống

Cầu Đuống là cầu bắc qua sông Đuống, kết nối phường Đức Giang (Long Biên) với thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Cầu được xây bởi thực dân Pháp và được thông xe vào năm 1902, với cấu trúc gồm 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ, trong đó trụ giữa có khả năng quay. 

Cầu được xây bởi thực dân Pháp và được thông xe vào năm 1902, với cấu trúc gồm 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ, trong đó trụ giữa có khả năng quay

Cầu được xây bởi thực dân Pháp và được thông xe vào năm 1902, với cấu trúc gồm 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ, trong đó trụ giữa có khả năng quay

Cầu Đuống được xây qua dòng chảy của sông Đuống với góc chéo khoảng 45 độ. Cấu trúc của cầu này bao gồm các mố và trụ có móng bằng giếng chìm, có khả năng chịu lực của lưu lượng dòng chảy lên đến 4.500m3/s. Trụ số 3 là trụ chính nằm ở giữa, trước đây có khả năng xoay để tàu bè qua lại dễ dàng.

Empty
Trụ số 3 là trụ chính nằm ở giữa, trước đây có khả năng xoay để tàu bè qua lại dễ dàng

Trụ số 3 là trụ chính nằm ở giữa, trước đây có khả năng xoay để tàu bè qua lại dễ dàng

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cầu Đuống đã bị máy bay Mỹ tấn công, gây hư hại nặng nề, chỉ còn lại các mố ở 2 đầu cầu. Sau khi hòa bình lập lại, cầu đã được tái xây dựng và hoàn thành vào năm 1981. Do yêu cầu thực tiễn, cầu Đuống mới được thiết kế lại hoàn toàn khác so với cấu trúc cũ. Số lượng trụ đã giảm từ 5 xuống còn 3 (loại bỏ trụ số 2 và số 4) để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại của tàu bè. Dầm cầu được chế tạo bằng hợp kim thép nhập khẩu từ Trung Quốc và mặt cầu được làm từ các bản bê tông cốt thép. Bởi vậy, tính đến hiện tại, cầu sông Hàn (Đà Nẵng) là cây cầu duy nhất quay được tại nước ta.

Cầu Đuống có chiều dài 225m, là một cây cầu kết hợp đường bộ và đường sắt, tương tự như cầu Long Biên

Cầu Đuống có chiều dài 225m, là một cây cầu kết hợp đường bộ và đường sắt, tương tự như cầu Long Biên

Cầu Đuống có chiều dài 225m, là một cây cầu kết hợp đường bộ và đường sắt, tương tự như cầu Long Biên. Trung tâm của cầu là đường sắt đơn khổ có đường kính 1.435mm, với hai làn đường bên cạnh phục vụ giao thông cơ giới và thô sơ, được thiết kế ban đầu để chịu tải trọng tối đa 30 tấn.

Vào năm 2010, cầu đã trải qua đợt tu sửa nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, cầu Đuống đã xuống cấp đáng kể.

Empty
Sau nhiều năm sử dụng, cầu Đuống đã xuống cấp đáng kể

Sau nhiều năm sử dụng, cầu Đuống đã xuống cấp đáng kể

Để đáp ứng nhu cầu hiện tại, cầu Đuống sẽ được tái thiết theo hình thức phân biệt rõ ràng giữa cầu đường bộ và cầu đường sắt. Cầu đường sắt mới đang được xây dựng ở phía trên sông Đuống, cách cầu hiện tại khoảng 16,5m và trùng với tuyến đường sắt đô thị số 1. Cầu dự kiến có chiều dài khoảng 330m, với đường sắt có khổ ray lồng từ 1.000mm đến 1.435mm.

cầu Đuống 3
Phối cảnh cầu đường bộ và đường sắt vượt sông Đuống được triển khai xây dựng từ ngày 22/7/2023

Phối cảnh cầu đường bộ và đường sắt vượt sông Đuống được triển khai xây dựng từ ngày 22/7/2023

Cầu đường bộ mới của Đuống sẽ được xây dựng ở phía dưới sông, cách cầu hiện tại khoảng 100m về hạ lưu, với chiều dài dự kiến là 472m và chiều rộng 16m. Dự án dự kiến sẽ được thi công từ năm 2022 đến năm 2025, với tổng mức đầu tư ước tính là 1.877 tỷ đồng. Sau khi 2 cây cầu mới được hoàn thành, cầu Đuống hiện tại sẽ được tháo dỡ để tạo điều kiện cho tàu thuyền lưu thông một cách thuận tiện.

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

Đất không giấy tờ sắp được cấp sổ đỏ với duy nhất một điều kiện theo Luật mới nhất 2024

Đất không giấy tờ sắp được cấp sổ đỏ với duy nhất một điều kiện theo Luật mới nhất 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:57

Ba nhóm người sử dụng đất không giấy tờ dưới đây chỉ cần đáp ứng một điều kiện duy nhất sẽ được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, chi phí chuyển đất vườn sang đất ở tốn bao nhiêu?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, chi phí chuyển đất vườn sang đất ở tốn bao nhiêu?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:57

Việc chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở là nhu cầu của nhiều người dân. Luật Đất đai 2024 cũng có quy định về nhóm đất nông nghiệp, chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Quy định mới 'rút ngắn con đường’ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ năm 2025

Quy định mới 'rút ngắn con đường’ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ năm 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:56

Quy định cụ thể về cách cấu trúc, phân loại việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân được chia làm 4 trường hợp rõ ràng, tránh tình trạng nhũng nhiễu người dân.