Dữ liệu cũ
Thứ năm, 15/11/2018, 09:52 AM

Không đạt GMP: Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ bị “gạch tên”

(NTD) - Khoản 3, Điều 28, Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã quy định: Kể từ ngày 1/7/2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy vậy, hiện nay trong khoảng 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thì chỉ có trên dưới 300 cơ sở đạt đủ điều kiện GMP. Vậy hơn 3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ bị “gạch tên”?

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế: Theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019, những cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất.

Tại sao lại có quy định này?

GMP là chữ viết tắt của Good Manufactured Practice nghĩa là thực hành sản xuất tốt. Trong sản xuất thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe đều có quy định riêng về GMP. GMP quy định cả về điều kiện cơ sở hạ tầng sản xuất, yếu tố con người và cả về việc kiểm soát quá trình thông qua các quy định về thực hành sản xuất tốt. (quy trình thao tác chuẩn SOP)

Trước đây chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này. Tình trạng này gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

cap-chung-nhan-gmp
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong (phải)- Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế trao giấy chứng nhận đạt GMP cho đại diện Công ty CP Dược phẩm Gia Nguyễn

 Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, áp dụng GMP không chỉ đảm bảo cho sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất đạt yêu cầu chất lượng, an toàn và hiệu quả mà còn là công cụ để sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện, giảm thiểu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Làm thế nào để được chứng nhận GMP?

Yêu cầu GMP đối với sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc.

Thứ nhất là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm xung quanh... Thứ hai là yếu tố con người. Yêu cầu này quy định người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng Đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất. Điều này nhằm khắc phục tình trạng nhiều chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng hiện nay không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng, sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm. Thứ ba, là quy định kiểm soát quá trình sản xuất thông qua các quy trình thao tác chuẩn, hệ thống hồ sơ sổ sách, để kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng. Cùng với đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu.

Đạt GMP có lợi gì với doanh nghiệp, sản phẩm?

Ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, việc sản xuất thực phẩm chức năng phải có điều kiện là đạt được chứng nhận GMP.

Thực hành sản xuất tốt thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là điều cần thiết, là bằng chứng, chứng nhận cho một đơn vị tổ chức sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đạt chứng nhận GMP sẽ có nhiều lợi ích lâu dài cho công ty và người tiêu dùng. Thiếu GMP, không chỉ khiến các doanh nghiệp trong nước “thua ngay trên sân nhà”, chưa có đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, mà còn khiến người tiêu dùng giảm lòng tin vào các sản phẩm nội địa, tin tưởng hơn với các sản phẩm ngoại nhập...

Do vậy, đạt chứng nhận GMP là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có được “tấm vé” tin tưởng của người tiêu dùng.

Với người tiêu dùng, GMP cũng chính là “tấm vé” đảm bảo cho họ được sử dụng những sản phẩm tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhận thức được tầm quan trọng này, Công ty CP Dược phẩm Gia Nguyễn đã nhanh chóng bắt kịp xu thế của thời đại, là cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên trên cả nước được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn GMP.

Quy trình sản xuất và kinh doanh khép kín đã giúp Gia Nguyễn kiểm soát được chất lượng sản phẩm đạt chuẩn GMP, đồng thời còn tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Sáng ngày 22/7/2018, Tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh), Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã trao giấy chứng nhận GMP, đạt yêu cầu thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Đây là cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên trên cả nước được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn GMP.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, hiện có rất nhiều công ty sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác cũng đã đủ điều kiện được cấp chứng nhận GMP. Cục An toàn thực phẩm đang khẩn trương thẩm định, cấp chứng nhận cho các cơ sở, đồng thời loại bỏ các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện.

Phương Thúy 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.