Khánh Hòa: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sinh thái, bền vững
(CL&CS) - Những năm qua, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đã được người dân tỉnh Khánh Hòa chú trọng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, đây là chìa khóa xóa nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Thông tin với báo chí, ông Mấu Thái Cư - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Khánh Sơn, cho biết, để tiếp tục phát huy thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đang tập trung triển khai đề án chuyển đổi, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng: Chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị, phù hợp với yêu cầu của thị trường; chuyển từ chuỗi liên kết cung ứng nông sản sang chuỗi liên kết giá trị ngành hàng.
Cây sầu riêng đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa thoát nghèo bền vững (ảnh Hải Lăng)
Cùng với đó, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp chú trọng tăng sản lượng sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sinh thái, bền vững; chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ một giá trị sang tích hợp nhiều giá trị; chuyển từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào vừa chú trọng hỗ trợ và kết nối đầu ra…
Thời gian qua, địa phương đã chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tập trung chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản có sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người dân, trong đó có hơn 430ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Thực hiện chủ trương hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trong giai đoạn 2019 - 2024, huyện đã chuyển đổi hơn 1.150ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, huyện còn đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương theo Chương trình OCOP với 34 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao.
Bên cạnh đó, huyện còn triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiến tới kết nối cung cầu, hình thành chuỗi liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản.
Trúc Thi
- ▪Phú Yên: Đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống
- ▪Hy hữu: Một công ty công nghệ bị xóa 180 máy chủ, thiệt hại 17 tỷ đồng chỉ vì không chặn quyền truy cập của nhân viên cũ
- ▪Vietnam AutoExpo 2024: Cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, quảng bá sản phẩm, trao đổi khoa học công nghệ
- ▪Bản tin CL&CS: Triển khai các giải pháp công nghệ số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.
10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51
(CL&CS) - Hiện nay, việc ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.