Thứ hai, 19/09/2022, 18:40 PM

Kết nối hiệu quả các sản phẩm của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tới người tiêu dùng

(CL&CS)- Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị, không chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương mà còn được đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước.

Mới đây, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại và Vụ Thị Trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị "Tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo năm 2022". Đây là hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Hội nghị được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, đặc sản, có lợi thế và tiềm năng tại các địa bàn miền núi và hải đảo; cung cấp các thông tin về thực trạng và tiềm năng sản xuất - kinh doanh các sản phẩm của các huyện miền núi, huyện đảo, làm tăng hiệu ứng lan tỏa đến đông đảo người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm miền núi và hải đảo và thu hút đầu tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các huyện miền núi, huyện đảo.

hoinghi-36

Đây cũng là cơ hội để các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm, khó khăn trong thực tiễn quá trình triển khai Chương trình; đề xuất các hình thức tuyên truyền, quảng bá để kết nối hiệu quả các sản phẩm vùng miền tới gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước; đồng thời kiến nghị một số giải pháp, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi và hải đảo, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong những năm tiếp theo.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đóng vai trò rất quan trọng. Đây là yếu tố góp phần kết nối và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển thương mại của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền.

Còn Ông Hoàng Văn Dự, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hoạt động sản xuất tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị, được chứng nhận nhãn hiệu tập thể và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, không chỉ đáp ứng nhu cầu tại địa phương mà còn được đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản như xoài tròn Yên Châu, vải Lục Ngạn, nhãn Sông Mã... đã được chú trọng phát triển thương hiệu và xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, châu Âu..., góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người nông dân.

Bà Nguyễn Thị Hương, đại diện Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương cho rằng, để thúc đẩy các hoạt động thương mại khu vực miền núi vùng, sâu vùng xa và hải đảo cần đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, đẩy mạnh các hoạt động kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm vùng miền. Hoạt động kết nối cần đa dạng các hình thức cả trực tiếp và trực tuyến, cả trong nước và nước ngoài. Như vậy các sản phẩm của khu vực miền núi hải đảo mới có thể tiêu thụ được tốt mang lại giá trị cao hơn góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế xã hội tại khu vực này.

san pham

Do đó, trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị và chất lượng đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngoài nước.

Khi đã có nguồn hàng hóa, sản phẩm vùng miền mạnh mẽ, dồi dào đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và số lượng; chúng ta cần phát triển mạnh thương mại để phát triển kinh tế nông thôn xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Bên cạnh đó cần xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản vùng đồng bào dân tộc và miền núi; xây dựng hệ thống phân phối bài bản, thường xuyên liên tục, có tính điều phối vùng miền để phát triển thương mại miền núi, hải đảo bền vững.

Bên cạnh kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng, cần tập trung vào điểm mới đó là kết nối cho doanh nghiệp phân phối, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nông sản có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ. Bước đầu hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

20.000 Thầy thuốc trẻ sẽ tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho dân

20.000 Thầy thuốc trẻ sẽ tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho dân

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:15

(CL&CS)- Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 có chủ đề thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:05

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Công Thương ban hành văn bản về việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.

Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:03

(CL&CS)- Tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP. Trong đó, TP Hà Nội tiếp tục đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.