Thứ ba, 08/10/2024, 19:25 PM

ISO 50001 - Công cụ hữu hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng

(CL&CS) - ISO 50001 thực sự là một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phạm vi toàn cầu.

Hiểu về ISO 50001 như thế nào?

Theo các chuyên gia, ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành ngày 15/6/2011. Bằng việc đưa ra các yêu cầu cần có đối với một hệ thống quản lý năng lượng, ISO 50001 là công cụ đắc lực cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong việc thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Đồng thời tạo cơ sở cho việc tự đánh giá, tự công bố sự phù hợp, hoặc đánh giá và cấp chứng nhận về việc đáp ứng các chuẩn mực quản lý năng lượng bởi tổ chức chứng nhận.

50000-projexcircle-261x300

Mô hình ISO 50001 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào

ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.

Được thiết kế dựa trên mô hình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến), ISO 50001 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào. ISO 50001 khi được áp dụng thực tiễn vào kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập quá trình để liên tục cải tiến các hoạt động liên quan đến năng lượng và tăng sức cạnh tranh góp phần lớn vào nâng cao năng suất.

ISO 50001:2018 cung cấp mô hình khung về các yêu cầu cho các tổ chức để: Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu phù hợp với chính sách; Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định về sử dụng năng lượng; Đo lường các kết quả; Xem xét chính sách năng lượng được triển khai tốt như thế nào; Liên tục cải tiến về quản lý năng lượng.

Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 50001

ISO 50001:2018 - Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Energy management systems - Requirements with guidance for use).

ISO 50002:2014 - Kiểm toán năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Energy audits - Requirements with guidance for use).

ISO 50003:2014 - Hệ thống quản lý năng lượng - Yêu cầu đối với các cơ quan cung cấp kiểm toán và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng (Energy management systems - Requirements for bodies providing audit and certification of energy management systems).

Áp dụng ISO 50001 cho doanh nghiệp, tổ chức

Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, ISO 50001 được thiết kế phù hợp để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa l‎ý. ISO 50001 không cố định các mục tiêu cải tiến trong hiệu quả sử dụng năng lượng. Các mục tiêu được thiết lập tùy thuộc vào tổ chức sử dụng hay các quy định pháp luật liên quan. Điều này có nghĩa mọi tổ chức đều có thể áp dụng ISO 50001 để xây dựng các mục tiêu năng lượng phù hợp với loại hình cũng như năng lực của tổ chức.

TIÊU CHUẨN

Tại Việt Nam, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành (tháng 6/2010) yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đồng thời yêu cầu các tổ chức tiến hành lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở.

Đối với doanh nghiệp, có nhiều yếu tố cấu thành chi phí hoạt động, trong đó chi phí sử dụng năng lượng có thể chiếm phần lớn và đóng vai trò ngày càng quan trọng khi giá năng lượng luôn có xu hướng tăng không ngừng. Các doanh nghiệp không thể kiểm soát được giá cả của nguồn năng lượng, các chính sách của Chính phủ hay toàn bộ nền kinh tế khi mà giá thành năng lượng phụ thuộc lớn vào giá thành nhiên liệu thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể cải thiện phương pháp quản lý năng lượng nhằm giảm chi phí cũng như lượng năng lượng tiêu thụ khi áp dụng ISO 50001.

Thực tế cho thấy, ISO 50001 đã đóng góp đáng kể cho sự phát triền bền vững của doanh nghiệp và ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Mặc dù việc áp dụng ISO 50001 nhiều khi là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp khi phải nâng cao không những năng lực quản lý mà còn cả năng lực và hạ tầng kĩ thuật với chi phí đầu tư đáng kể.

Tăng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng

Tại Việt Nam, số lượng tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận phù hợp với ISO 50001 hiện còn khá khiêm tốn, chỉ vài chục doanh nghiệp nên hiệu quả cho việc tiết kiệm năng lượng ở nước ta chưa thực sự lớn. Tuy nhiên, tại một số quốc gia con số doanh nghiệp đã áp dụng ISO 50001 ngày một tăng cao và đã có những hiệu quả đáng kể trong vấn đề tiết kiệm năng lượng.

Theo ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp, năng lượng điện đang rất khan hiếm và cần có cách thức sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, vừa phục vụ cho đời sống đồng thời giảm chi phí và đóng góp vào sự phát triển bền vững, các mục của Chính phủ đưa ra. Chính vì vậy, tiêu chuẩn ISO 50001:2018 Hệ thống quản lý năng lượng quy định việc kết hợp quản lý năng lượng vào thực tiễn hàng ngày của tổ chức, doanh nghiệp, giúp các tổ chức doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý và quá trình cần thiết để cải thiện liên tục kết quả thực hiện năng lượng, bao gồm việc sử dụng năng lượng, tiêu thụ năng lượng và hiệu quả năng lượng.

Chia sẻ với báo chí, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm quan tâm đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua năm 2010 và có hiệu lực từ 2011. Chúng ta có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chúng ta có hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hiện nay, nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và dân sinh. Trong bối cảnh đó, công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cần thiết và quan trọng. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, nhiều chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Bộ Công Thương triển khai đến các địa phương và ông cũng nhất trí với Bộ Công Thương và các địa phương rằng công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai rất tốt, hiệu quả.

Còn theo Chuyên gia Tư vấn cho Văn phòng Tiết kiệm năng lượng – Bộ Công Thương, cho biết, trước khi tiêu chuẩn quản lý năng lượng ISO 50001 được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế công bố từ cuối năm 2011, nhiều nước đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý năng lượng riêng cho quốc gia mình, ví dụ tiêu chuẩn châu Âu là EN16001:2009 hay ANSI/MSE 2000 của Mỹ, GB/T 23331:2009 của Trung Quốc… 

Các tiêu chuẩn đều có điểm tương đồng, đều quy định về sáu thành phần chung nhất cho một hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp, bao gồm: Có cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp về chính sách năng lượng; Có cơ cấu tổ chức để thực hiện quản lý năng lượng; Có cơ chế thúc đẩy, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực triển khai hoạt động hiệu suất năng lượng; Có hệ thống kiểm soát đo lường về sử dụng năng lượng; Có hệ thống tuyên truyền, marketing; Có cơ chế nguồn vốn dành cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Tương ứng với mỗi tiêu chí như vậy, người ta phát triển ra năm mức độ, từ không đến có, đến hoàn thiện, để xem xét về trình độ quản lý năng lượng của một doanh nghiệp.

Hệ thống Quản lý Năng lượng được chứng nhận phù hợp với Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tạo cơ hội cho việc quảng bá, đồng thời đây cũng là công cụ cho doanh nghiệp vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại và giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng, do đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và cơ hội cho việc mở rộng thị trường, bao gồm cả việc gia nhập thị trường quốc tế.Do được xây dựng trên cùng một cấu trúc với Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nên Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 có thể được áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống quản lý khác một cách thuận lợi, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Đơn vị tiên phong nhờ áp dụng ISO 50001

Hiện nay, Việt Nam đã có trên 70 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 50001 như: Công ty Diesel Sông Công, Công ty Vinamilk, Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi CP, Công ty CP lương thực thực phẩm Colusa-MILIKET, các công ty thuộc Tập đoàn Prime…

NM_frame6a

Vinamilk vẫn đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo không chỉ về công nghệ sản xuất mà còn về chủng loại sản phẩm

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp điển hình sử dụng năng lượng hiệu quả nhờ áp dụng ISO 50001. Đến nay 100% các nhà máy của đơn vị đã xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISOO 50001 thông qua việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo như: Năng lượng từ khí CNG, biomass, năng lượng mặt trời.

Hiện tại, 11 nhà máy và 13 trang trại triển khai lắp đặt năng lượng mặt trời. Đồng thời, Vinamilk đã hiện thực hóa định hướng về chuyển đổi sử dụng năng lượng bền vững như đã trang bị hơi bão hòa, sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi đốt bằng nguyên liệu xanh biomass thay cho năng lượng truyền thống, sử dụng khí CNG thay thế cho lò hơi đốt dầu DO/FO.

56-3_txkx

Vinamilk có chất lượng nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất và cả chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Cụ thể, năng lượng biomass chiếm 36,8% (Vinamilk có 9 nhà máy đang sử dụng năng lượng từ biomass), tỉ lệ CNG chiếm 10,3% tổng năng lượng sử dụng trong hoạt động sản xuất. Mục tiêu của Vinamilk là sẽ dần áp dụng các nguồn năng lượng này ở tất cả các nhà máy trong hệ thống: biomass sử dụng tại các nhà máy có đủ diện tích mặt bằng, khí CNG sử dụng tại những nhà máy có diện tích hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các đơn vị trực thuộc, Vinamilk đã thực hiện thay thế các bóng đèn cao áp bằng đèn LED tiết kiệm điện. Hiện 100% nhà máy và trang trại đều sử dụng đèn LED. Theo tính toán, hoạt động này tiết kiệm đến 70% lượng điện sử dụng cho chiếu sáng.

Hay tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) Dự án Quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 được xây dựng triển khai tại tòa nhà trụ sở EVN HANOI từ tháng 6/2014 do APAVE Châu Á - Thái Bình Dương tư vấn xây dựng hệ thống và đã được Công ty TUV NORD Việt Nam đánh giá cấp chứng nhận và xác nhận hoàn thành phù hợp với ISO 50001:2011 vào ngày 6/8/2015.

Kết quả EVN HANOI đã xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 50001 đúng quy định của Luật Năng lượng và Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, EVN HANOI cũng thực hiện tốt việc tuyên truyền toàn khối văn phòng Tổng công ty về công tác tiết kiệm điện và giám sát thực thi; thực hiện các giải pháp kỹ thuật (như thay thế đèn chiếu sáng, hệ thống điều hòa) phù hợp với yêu cầu sử dụng và tiết kiệm điện đạt chỉ tiêu đề ra. Qua triển khai dự án, EVN HANOI được đánh giá là hình ảnh đại diện cho các doanh nghiệp về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.  

Theo chuyên gia năng suất, ISO 50001:2011 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.

Cát Tường

Bình luận

Nổi bật

Mô hình BSC giúp doanh nghiệp tập trung chiến lược quản lý và vận hành để nâng cao hiệu suất hoạt động

Mô hình BSC giúp doanh nghiệp tập trung chiến lược quản lý và vận hành để nâng cao hiệu suất hoạt động

sự kiện🞄Thứ hai, 14/10/2024, 21:26

(CL&CS) - Để đứng vững và phát triển trong xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay, rất cần một phương pháp đo lường hoạt động hiệu quả, thực thi thành công chiến lược đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.

ISO 50001 - Công cụ hữu hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng

ISO 50001 - Công cụ hữu hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 08/10/2024, 19:25

(CL&CS) - ISO 50001 thực sự là một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phạm vi toàn cầu.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thông qua đẩy mạnh áp dụng công nghệ mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thông qua đẩy mạnh áp dụng công nghệ mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá

sự kiện🞄Thứ ba, 08/10/2024, 15:09

(CL&CS) - Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đáp ứng yêu cầu khách hàng và thị trường ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phải ngẫu nhiên có đươc mà nó phải được quản lý một cách khoa học, dựa trên nền tảng kỹ thuật, pháp lý chặt chẽ. Phương châm quản lý chất lượng là để phát triển, với mục tiêu là đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm, hàng hóa.