IFC thoái vốn khỏi Điện Gia Lai

(CL&CS) - International Finance Corporation (IFC) đăng ký bán hết 44.219.840 cổ phiếu GEG của CTCP Điện Gia Lai đang từ 7/12/2022 - 5/1/2023 theo phương thức chuyển quyền sở hữu qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Trụ sở của Điện Gia Lai, một thành viên CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC Group).

Trụ sở của Điện Gia Lai, một thành viên CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC Group).

Hiện tại, IFC có một người đại diện là ông Deepak Chand Khanna (Ấn Độ) trong HĐQT của Điện Gia Lai. IFC là cổ đông lớn thứ ba tại Điện Gia Lai với tỷ lệ sở hữu 13,74%. Các cổ đông lớn khác của công ty này có: AVH Pte. Ltd sở hữu 66.837.415 cổ phiếu (tỷ lệ 20,76%), CTCP Đầu tư Thành Thành Công sở hữu 54.053.893 cổ phiếu (16,79%), CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre sở hữu 24.667.415 cổ phiếu (7,66%), CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa sở hữu 23.110.287 cổ phiếu (7,18%), CTCP Hàng tiêu dùng Biên Hòa sở hữu 16.596.356 cổ phiếu (5,26%). Các cổ đông nhỏ khác sở hữu 79.709.487 cổ phiếu (23,02%).

Hiện nay, Điện Gia Lai là doanh nghiệp lớn trong ngành năng lượng tái tạo. Đối với thủy điện, công ty sở hữu 12 nhà máy thủy điện với công suất thiết kế 81,1 MW trải dài ở các tỉnh Gia Lai, Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng. Năm 2021, hệ thống thủy điện có sản lượng 426 triệu kWh.

Điện Gia Lai sở hữu 5 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 260 MWp và 34 hệ thống điện mặt trời áp mái tại 11 tỉnh. Năm 2021, năng lượng mặt trời đóng góp 381 triệu kWh cho công ty.

Điện gió cũng dần đóng góp một phần quan trọng trong thu nhập của công ty với 3 nhà máy tại Tiền Giang, Bến Tre, Gia Lai có tổng công suất 130 MW đã bắt đầu khai thác từ 10/2021.

Trong 9 tháng đầu năm nay, công ty đạt 1.597 tỷ đồng doanh thu, 297 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 70,2% và 63,9% so cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm 30/9, công ty có 14.079 tỷ đồng tổng tài sản, trong đó tài sản cố định hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm 87,1%. Nguồn vốn của công ty đến khá nhiều từ vay ngân hàng với 7.781 tỷ đồng, chiếm 48,2% tổng nguồn vốn.

Trong đó, chủ nợ lớn nhất là Vietcombank với 5.467 tỷ đồng qua hình thức vay vốn và 207 tỷ đồng trái phiếu. Nợ trái phiếu, công ty đang có các chủ nợ là Techcombank và Vietcombank với 1.206 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 3 - 10 năm.

Đóng cửa ngày 2/12, cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai đóng cửa ở mức 12.800 đồng/cổ phiếu, giảm 53,3% so với đỉnh 27.410 đồng/cổ phiếu được thiết lập vào 10/3/2022. Ở mức giá này, vốn hóa công ty đạt 4.121 tỷ đồng.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của doanh nghiệp

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:35

(CL&CS)- Câu chuyện về việc tuân thủ bền vững đang "sôi sục" trong thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nhân đề xuất 'gỡ vướng' để doanh nghiệp tư nhân bứt tốc

Doanh nhân đề xuất 'gỡ vướng' để doanh nghiệp tư nhân bứt tốc

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 07:50

(CL&CS)- Nhiều kiến nghị, đề xuất của doanh nhân với kỳ vọng tháo gỡ những vướng mắc để doanh nghiệp tư nhân trở thành lực lượng nòng cốt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

TS Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế

TS Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 07:50

(CL&CS)-Theo TS Cấn Văn Lực, hiện nay quy mô doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế… Nhiều doanh nghiệp mãi không “chịu lớn”.