Hàng trăm dự án sẽ sớm được “cởi trói” khi 3 sắc luật có hiệu lực

Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế cần tăng tốc phục hồi, thị trường bất động sản đang tồn tại nhiều vướng mắc về pháp lý như hiện nay thì việc áp dụng 3 sắc luật sớm hơn dự kiến sẽ giúp hàng trăm dự án sớm được cởi trói.

CỞI TRÓI DỰ ÁN

Theo số liệu của Bộ Xây dựng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến với Tổ công tác cùng các đơn vị liên quan về rà soát, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho biết, hiện nay, tại TP.HCM có 143 dự án bất động sản, Hà Nội có 246 dự án, Hải Phòng 4 dự án, Bình Định 16 dự án, Cần Thơ 34 dự án… đang chờ Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ “giải cứu”.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khoá XV diễn ra hồi tháng 11/2023 và tháng 1/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Theo đó, khi 3 luật này chính thức có hiệu lực đồng thời sẽ thuận lợi để giải tỏa ách tắc pháp lý cho hàng trăm dự án bất động sản.

Để thúc đẩy nhanh tiến độ giải tỏa ách tắc pháp lý dự án, theo dự kiến tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét đề xuất của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị áp dụng sớm 6 tháng kể từ ngày 1/7 đối với Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ xem xét hai dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội gồm: Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở; và Nghị quyết về thí điểm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với đối tượng thí điểm là các dự án đầu tư công nhóm B, C.

Tín hiệu phục hồi bất động sản sẽ thể hiện rõ sau khi luật có hiệu lực thi hành

Theo ông Vũ Tiến Lộc (Đoàn Đại biểu TP. Hà Nội) cho hay, hiện nay, một trong những “điểm nghẽn” lớn nhất của thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung là những vấn đề liên quan đến pháp luật đất đai. Do đó, với những động thái sửa đổi luật rất tích cực vừa qua, nếu Luật Đất đai 2024 có thể được thực thi sớm nửa năm thì sẽ tạo ra động lực lớn để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, ổn định xã hội, bảo vệ lợi ích của người dân.

Phân tích thêm, ông Lộc nói rằng, thông thường, các luật sau khi được thông qua sẽ có khoảng 6 tháng “chờ” hiệu lực thi hành để cơ quan quản lý ban hành văn bản hướng dẫn. Luật Đất đai là một luật khó và phức tạp, thời gian chờ hiệu lực một năm là hợp lý, nhưng trong bối cảnh hiện tại, rõ ràng cần có sự đột phá, khẩn trương của những người làm công tác xây dựng thể chế thay vì quá cẩn trọng, không dám làm vì sợ sai...

“Sự quyết liệt của Chính phủ trong việc đẩy 3 sắc luật này về đích sớm sẽ tạo đà rất tốt cho phát triển”, ông Lộc nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch VNREA cho rằng khi điểm nghẽn pháp lý được tháo gỡ, Nghị định được ban hành theo chỉ đạo của Chính phủ phải có hiệu lực, cơ sở ngay để các địa phương gỡ vướng cho các dự án đang nằm đợi. Lúc đó, các dự án sẽ được triển khai, công trường lại vang tiếng máy...

Theo đó, nguồn hàng trên thị trường sẽ bắt đầu được đẩy vào. Nguồn cung được bơm ra, giảm áp lực cầu cao cung thấp, làm thỏa mãn việc mua bán đầu tư, dòng tiền cũng sẽ tuần hoàn. “Tất cả điều đó sẽ diễn ra sau khi có độ ngấm của chính sách, làm tăng sự lưu thông của nền kinh tế”, ông Đính nhấn mạnh.

Theo Bộ Xây dựng, việc có hiệu lực sớm của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sẽ góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lành mạnh, bền vững và vận hành thông suốt thị trường bất động sản. Đồng thời đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch.

Điều này cũng góp phần kịp thời khắc phục một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội trên thực cũng như đẩy mạnh nguồn cung nhà ở xã hội gắn với việc thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Hơn nữa, việc 2 luật này có hiệu lực sớm 6 tháng cũng nhằm bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật Đất đai 2024 hiện nay cũng đang trình Chính phủ đề nghị Quốc hội chấp thuận cho phép có hiệu lực từ 1/7/2024.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội: Giá đất vùng ven lên đến 200 triệu đồng/m2, nhà đầu tư cẩn trọng “đu đỉnh”

Hà Nội: Giá đất vùng ven lên đến 200 triệu đồng/m2, nhà đầu tư cẩn trọng “đu đỉnh”

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 10:07

Theo lời các môi giới khu vực vùng ven Hà Nội, đất một số khu vực ở huyện Đông Anh được chào hơn 200 triệu đồng mỗi m2, ngang nhà mặt ngõ quận Cầu Giấy, Đống Đa tuy nhiên thanh khoản lại vô cùng “ảm đạm”.

Nhà đầu tư bất động sản vẫn trong tâm thế thăm dò thị trường

Nhà đầu tư bất động sản vẫn trong tâm thế thăm dò thị trường

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 10:07

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam dự báo quá trình phục hồi của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng “thăm dò”. Hiện nay các nhà đầu tư, người mua nhà cũng như doanh nghiệp triển khai dự án nhà ở đều có tâm lý chung là chờ đợi, xem các chính sách mới liên quan đến đầu tư - kinh doanh bất động sản sẽ tác động như thế nào đến thị trường.

Thị trường BĐS: Kỳ vọng bước “chuyển mình” cuối năm 2024

Thị trường BĐS: Kỳ vọng bước “chuyển mình” cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 09:49

Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS - FERI), quý II/2024, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều trên các phân khúc, nhưng thị trường BĐS Việt Nam đang vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, bắt đầu ghi nhận những động thái tích cực.