Thứ năm, 11/04/2024, 11:37 AM

Hai tuyến đường sắt tốc độ cao nối Việt Nam - Trung Quốc: Một 'ông lớn' Trung Quốc sẵn sàng góp sức

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc sẽ được ưu tiên triển khai trước năm 2030.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trong đó, về không gian phát triển giao thông, Thường trực Chính phủ nhấn mạnh về dự án đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc cần được ưu tiên chuẩn bị và khởi công trước năm 2030.

Với tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, dự án được đề xuất quy hoạch với tuyển khổ 1.435 mm, điện khí hóa, là đường đơn trong ngắn hạn và đường đôi trong dài hạn. Tổng chiều dài toàn tuyến hơn 441 km, vận tốc thiết kế tối đa 160 km/giờ. Vốn đầu tư dự án ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dự kiến tổng vốn là 100.000 tỷ đồng. Ảnh: Minh họa bởi AI

Tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dự kiến tổng vốn là 100.000 tỷ đồng. Ảnh: Minh họa bởi AI

Với tuyến đường sắt cao tốc Hà Nôi - Lạng Sơn sẽ có điểm đầu là ga  Gia Lâm (Hà Nội) và điểm cuối ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) là ga đặc biệt quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là ga liên vận quốc tế nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, có diện tích khoảng 56.000 m2, bao gồm khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi, cung đường sắt, bãi hóa trường với 10 đường sắt đều là khổ lồng.

Tuyến đường sắt khổ lồng này chạy từ Ga Đồng Đăng về đến Ga liên vận quốc tế Gia Lâm (Hà Nội) có chiều dài toàn tuyến khoảng 167km và có 23 ga trên toàn tuyến, năng lực thông qua tối đa có thể chạy 19 đôi tàu/ngày đêm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hiện đnag có chuyến thăm chính thúc Trung Quốc và có nhiều buổi gặp mặt các lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo các tập đoàn, công ty lớn của Trung Quốc để bàn về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm trong đó có lĩnh vực đường sắt.

Ông Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn về việc hợp tác xây dựng, nghiên cứu một số đường sắt khổ tiêu chuẩn đoạn Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Lạng Sơn. 

Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn sẽ góp phần kết nối với giao thông Trung Quốc. Ảnh: Minh họa bởi AI

Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn sẽ góp phần kết nối với giao thông Trung Quốc. Ảnh: Minh họa bởi AI

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng có buổi tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực giao thông, đường sắt, năng lượng. Trong đó, có Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) - ông Đới Hòa Căn.

Trong cuộc gặp mặt, Chủ tịch Tập đoàn CRCC cho biết, tập đoàn đang có một số dự án hạ tầng triển khai tại Việt Nam, đồng thời khẳng định tập đoàn tiếp tục sẵn sàng góp phần vào sự phát triển hạ tầng của Việt Nam, trong đó có khảo sát thiết kế xây dựng đường sắt.

Tuyên bố chung được xác lập năm 2023 vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới, tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng. Đây là hệ thống hạ tầng quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại của hai quốc gia. Trên cơ sở đó, tập đoàn CRCC nghiên cứu, khảo sát hỗ trợ tư vấn, có các đề xuất để có thể tham gia đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực này.

Nhiều tuyến đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc được thực hiện bởi

Nhiều tuyến đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc được thực hiện bởi "ông lớn" CRCC. Ảnh minh họa

CRCC là một trong những tập đoàn xây dựng tổng hợp mạnh, xếp thứ 42 trong Fortune Global 500, thứ 3 trong số 250 nhà thầu toàn cầu hàng đầu của ENR và thứ 12 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc vào năm 2021.

Trong xây dựng đường sắt, CRCC là cái tên mang tầm quốc tế. Tập đoàn này là thành phần chủ chốt trong kế hoạch tăng gấp đôi chiều dài các tuyến đường sắt cao tốc trong vòng 15 năm tới ở đất nước tỷ dân. Trung Quốc hiện có khoảng 36.000km đường sắt cao tốc, chiếm hơn 2/3 tổng số toàn cầu, phần lớn trong số đó được xây dựng bởi CRCC.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh có chung đường ranh giới với TP. HCM định hướng trở thành trung tâm kinh tế vào năm 2030

Tỉnh có chung đường ranh giới với TP. HCM định hướng trở thành trung tâm kinh tế vào năm 2030

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 07:58

Tỉnh thành này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.

Bình Dương sẽ có cảng sông ‘sát vách’ tuyến đường Vành đai 18.000 tỷ đồng

Bình Dương sẽ có cảng sông ‘sát vách’ tuyến đường Vành đai 18.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 07:57

Khi xây dựng cảng sông, Bình Dương đặt mục tiêu hình thành chuỗi dịch vụ logistics để đưa hàng hóa từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và khu vực Tây Nguyên về cảng Cát Lái và Cái Mép - Thị Vải.

'Siêu sân bay' Long Thành ngăn chặn chiếm dụng đất bằng công trình dài 30km

'Siêu sân bay' Long Thành ngăn chặn chiếm dụng đất bằng công trình dài 30km

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 07:55

Trong quý II/2024, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ lựa chọn nhà thầu và tiến hành thi công công trình này của sân bay Long Thành.