Thứ hai, 29/04/2024, 21:40 PM

Sau 70 năm đại thắng thực dân Pháp, từ thị xã nghèo của Việt Nam, Điện Biên 'thay áo mới' thành đô thị du lịch văn hóa - lịch sử

Điện Biên đang được tập trung phát triển cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được phê duyệt thời kỳ 2021-2030.

Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc có diện tích tự nhiên 9.541,25km2, cách Thủ đô Hà Nội 504km.

Điện Biên có nhiều lợi thế, tiềm năng về kinh tế, du lịch lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, ẩm thực và các danh thắng, hang động đẹp, như: Hồ Pá Khoang, hồ Huổi Phạ, động Pa Thơm, động Khó Chua La, động Pê Răng Ky, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, các điểm nước khoáng nóng: U Va và Hua Pe, cảnh quan lòng hồ thủy điện Sơn La, đèo Pha Đin - một trong tứ đại đỉnh đèo nổi tiếng, hấp dẫn của vùng Tây Bắc, cao nguyên đá Tủa Chùa, A Pa Chải - ngã ba biên giới, điểm cực Tây của Tổ quốc...

Bên cạnh đó, Điện Biên còn là chứng nhân lịch sử của trận thắng Điện Biên Phủ của Quân đội Việt Nam vào năm 1954. Đồng thời, chiến thắng này chính là "bàn đạp" để đưa nước ta dành độc lập, thống nhất đất nước.

Từng là một thị xã nghèo của Việt Nam

Ngày 18/04/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-HĐBT về việc thành lập thị xã Điện Biên Phủ với diện tích hơn 6.300ha và 25.000 nhân khẩu, trực thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Thị xã có xuất phát điểm rất thấp, giao thông khó khăn, hạ tầng kỹ thuật - xã hội lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói, nghèo trên 50%, tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế.

dien-bien

Những nơi nghèo khó tại tỉnh Điên Biên (nguồn ảnh: TTXVN)

Hiện nay, thành phố Điện Biên Phủ có tổng diện tích tự nhiên 30.657,7ha, bao gồm 7 phường và 5 xã. Dân số toàn đô thị đạt 81.690 người, tỷ lệ tăng trung bình đạt 1,15% (2021). Dự báo đến năm 2030, dân số toàn khu vực sẽ đạt khoảng 160.000 người, trong có đó 71,9% là dân số nội thị. Diện tích đất xây dựng vào năm 2030 dự kiến đạt khoảng 4.000-4.500ha.

Thành phố này có tính đặc thù cao với hệ thống dày đặc các di tích lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu như Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp.

Trở thành đô thị du lịch văn hóa - lịch sử

Vào đầu tháng 2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong phát triển tỉnh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

dien-bien-1

Hình ảnh tỉnh Điện Biên thời nay

Cụ thể, về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 đạt 10,51%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2030, ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 12,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42,4% (trong đó công nghiệp chiếm khoảng 12,1%).

Đến năm 2030, GRDP bình quân/người đạt trên 113 triệu đồng theo giá hiện hành, năng suất lao động đạt 190 triệu đồng, phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 5.000 tỷ đồng, khách du lịch đạt trên 2,65 triệu lượt người.

Cũng trong năm 2023, tỉnh Điện Biên hình thành 3 thị trấn mới (thị trấn Mường Nhé, thị trấn Thanh Xương, thị trấn Nậm Pồ) và 1 đô thị mới (đô thị Bản Phủ, huyện Điện Biên). Ngoài ra, tỉnh phấn đấu từng bước hình thành 4 đô thị (đô thị Mường Nhà, đô thị Mường Luân, đô thị A Pa Chải, đô thị Búng Lao).

Đến năm 2050, xây dựng tỉnh Điện Biên là tỉnh phát triển khá của cả nước, là trọng điểm du lịch lịch sử - văn hóa, sinh thái quốc gia đẳng cấp quốc tế; người dân có thu nhập cao, chất lượng cuộc sống tốt, hạnh phúc. Các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là văn hóa dân tộc H'Mông, dân tộc Thái được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang tiếp tục chủ động triển khai công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều

Bắc Giang tiếp tục chủ động triển khai công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/06/2025, 15:27

(CL&CS) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thịnh tại hội nghị kiểm điểm tình hình xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ngày 11/06/2025.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 11:34

(CL&CS)- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2025 tăng 0,16% so với tháng liền trước, tăng 1,53% so với tháng 12-2024 và tăng 3,24% so với cùng kỳ năm 2024.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 09:29

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Estonia, ngày 5/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã thăm Cảng Tallinn - một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực biển Baltic; thăm phố cổ Tallinn - di sản thế giới để tìm hiểu về lịch sử văn hoá, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phục vụ phát triển bền vững.