Hà Nội muốn Singapore hỗ trợ xây dựng Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch đô thị

(CL&CS) - Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh mới đây đã có buổi tiếp ông Jaya Ratnam, Đại sứ Singapore tại Việt Nam, tới chào xã giao và bàn thảo các vấn đề hợp tác.

Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị Singapore hỗ trợ thành phố trong xây dựng hai quy hoạch lớn của Thủ đô là Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Quy hoạch đô thị Hà Nội.

Người đứng đầu chính quyền Hà Nội khẳng định Singapore là một trong số những quốc gia hỗ trợ Việt Nam rất tích cực trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế. Cho đến nay, hai bên có quan hệ hợp tác toàn diện về đầu tư, sản xuất, kinh doanh, giáo dục, môi trường, đô thị, trong đó, có hợp tác với Thủ đô Hà Nội. 

Về các vấn đề hợp tác sắp tới, Chủ tịch Hà Nội đề cập tới Nghị quyết về phát triển Thủ đô, tầm nhìn 2045, đặt ra những nhu cầu phát triển lớn của Hà Nội, trong đó có Xây dựng quy hoạch Thủ đô tới năm 2030, tầm nhìn 2045 và Quy hoạch đô thị Hà Nội.

Ông Trần Sỹ Thanh đề nghị Đại sứ thúc đẩy để Singapore hỗ trợ thành phố trong hai quy hoạch lớn của Thủ đô, đó là: Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Quy hoạch đô thị Hà Nội. Chính quyền TP Hà Nội mong muốn Chính phủ Singapore cử nhóm chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong quy hoạch đô thị có các ý tưởng đề xuất hỗ trợ Hà Nội xây dựng các quy hoạch này.

Doanh nghiệp Singapore đầu tư 2.866 dự án tại Việt Nam.

Chủ tịch thành phố chia sẻ đây là vấn đề lớn của Thủ đô và việc triển khai thực hiện cần hoàn thành trong năm 2023. Vì vậy, Hà Nội cần chuyên gia có kinh nghiệm, có góc nhìn đa chiều để xây dựng quy hoạch Thủ đô chất lượng nhất.

Bên cạnh đó, các chuyên gia Singapore với kinh nghiệm của mình có thể đóng góp cho thành phố về xây dựng các khu nhà ở xã hội, tổ chức quản lý đô thị, xử lý rác thải, hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ để quản trị thành phố văn minh, hiện đại… Hà Nội cũng sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp Singapore đầu tư tại thành phố. 

Đối với các lĩnh vực Chủ tịch Trần Sỹ Thanh chia sẻ: Quản trị thành phố, xử lý rác thải và quy hoạch… Đại sứ Jaya Ratnam cũng cho rằng đây là ba vấn đề trọng tâm của Hà Nội và cho biết Singapore trân trọng cơ hội hợp tác với Hà Nội để góp sức cùng Thủ đô Hà Nội phát triển. 

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng của năm 2022, Việt Nam thu hút 15,54 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỷ USD; đứng thứ hai là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 3,25 tỷ USD.

Singapore hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, đứng thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Tính lũy kế đến hết ngày 20/7/2022, tổng vốn đăng ký các dự án còn hiệu lực của nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam đạt trên 69,8 tỷ USD.

Các nhà đầu tư Singapore có dự án tại 51 tỉnh, thành phố của Việt Nam, tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản, chiếm khoảng 27%; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất điện, chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư.

Theo Liên đoàn doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam, thời gian qua, trong số những đề nghị tham vấn về đầu tư ra nước ngoài mà đơn vị này nhận được, nhiều nhất vẫn là kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.

Theo đó, bên cạnh những lợi thế chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm liền, chi phí sản xuất cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào và đang ở trong thời kỳ dân số vàng... Việt Nam còn được nhà đầu tư Singapore đánh giá là thị trường tiềm năng với 90 triệu dân, cộng với tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng.

Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Singapore nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu vào các quốc gia mà Việt Nam có ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam Seck Yee Chung nhận định, việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách giúp giảm nhẹ tác động của đại dịch, trong khi vẫn duy trì các biện pháp phòng chống Covid-19 và khuyến khích đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư thêm tin tưởng, quyết định đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á.

Thực tế, thời gian gần đây, đã có một số dự án năng lượng sạch của nhà đầu tư Singapore đã được cấp phép tại Việt Nam.

Đơn cử như Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu, vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD (năm 2020) hay dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II, tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (năm 2021).

Mới đây, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Wong Kim Yin, Giám đốc điều hành Tập đoàn Sembcorp (Singapore) cho biết, Tập đoàn sẽ huy động các nguồn vốn đầu tư vào công nghệ xanh, những nhà máy sản xuất thế hệ mới, bền vững hơn.

Dự án mà ông Wong Kim Yin nhắc tới là Khu công nghiệp VSIP III đã được động thổ tại Bình Dương vào tháng 3/2022. Sau khi hoàn thành, Khu công nghiệp VSIP III sẽ tập trung thu hút các dự án công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển thành khu công nghiệp xanh, thông minh và bền vững.

Một dự án năng lượng xanh khác cũng đầy hứa hẹn được Tập đoàn Điện lực SP (Singapore) cam kết đầu tư 750 triệu SGD (12.000 tỷ đồng) vào các giải pháp năng lượng bền vững tại Việt Nam đến năm 2025.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.