Media chất lượng & cuộc sống
Thứ ba, 23/11/2021, 14:55 PM

Global G.A.P tấm vé thông hành cho hàng Việt vào EU

(CL&CS)- Lý giải vì sao hàng Việt Nam vẫn khó tiếp cận thị trường EU, ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh cho rằng, không có “hộ chiếu” Global GAP doanh nghiệp Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội nhiều làm ăn tại châu Âu.

Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu vì sao phải có Global GAP mới có cơ hội tiếp cận thị trường nông phẩm Châu Âu.

Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu vì sao phải có Global GAP mới có cơ hội tiếp cận thị trường nông phẩm Châu Âu.

Doanh nghiệp Việt chưa hiểu nhiều về Global G.A.P

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, EU hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 3 của Việt Nam với giá trị khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Mặc dù đã đạt thành công nhất định song việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này còn nhiều khó khăn.

Cũng theo ông Cường, một trong những nguyên nhân mà doanh nghiệp Việt Nam chưa thành công trong việc tiếp cận thị trường nông phẩm EU là do vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa hiểu biết đầy đủ về Global GAP.

Global GAP là bộ quy trình hướng dẫn sản xuất an toàn hơn, từ đó truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Là chứng nhận quá trình sản xuất, thu hoạch, tạo tin tưởng cho người tiêu dùng, tiếp cận được thị trường cao cấp, sản phẩm đi được xa hơn.

“Các bạn có thể nghe nhiều, biết nhiều về các cơ hội xuất khẩu nông sản sang EU nhưng có lẽ chưa hiểu hết những thách thức, khó khăn, những điều kiện tiên quyết để nông phẩm Việt Nam có thể tiếp cận được thị trường EU”, ông Cường nói.

Trong thời gian làm việc tại Pháp, Bỉ, Anh, nhiều lần ông Cường đã được nghe các doanh nghiệp nhập khẩu châu Âu hỏi các doanh nghiệp Việt Nam là sản phẩm được ông bà sản xuất theo tiêu chuẩn nào?

Nhiều doanh nghiệp Việt tự tin nói: “Sản phẩm của chúng tôi sản xuất rất tốt theo tiêu chuẩn VietGap, có thể đáp ứng các yêu cầu mà các nhà nhập khẩu châu Âu mong muốn”. 

Tuy nhiên đó không phải là mong muốn của các đối tác châu Âu. Mong muốn của khách hàng Châu Âu là sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP. Như vậy các doanh nghiệp Việt mất cơ hội làm ăn với các đối tác này, bởi nếu trả lời được câu hỏi đầu tiên đó, doanh nghiệp mới có cơ hội tiếp cận thị trường, giành được sự quan tâm của các nhà nhập khẩu nông phẩm Châu Âu.

Ông Cường cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu vì sao phải có Global GAP mới có cơ hội tiếp cận thị trường nông phẩm Châu Âu. Nếu không có Global GAP thì hầu như sẽ không có cơ hội nào.

Trên thực tế, Global GAP đã trở thành tiêu chuẩn nhập khẩu rất phổ biến tại các thị trường cao cấp như EU. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhận thức của doanh nghiệp về tiêu chuẩn này chưa thực sự đúng với bản chất. Nhiều doanh nghiệp vẫn coi Global GAP chỉ là một tờ giấy chứng nhận cần thiết để đưa cho nhà nhập khẩu và bán được hàng.

Theo ông Cường thì quan niệm này chưa chính xác và nếu chỉ có được chứng nhận Global GAP thì không có ý nghĩa, bởi Global GAP là một quy trình sản xuất, thực hành nông nghiệp tốt. Duy trì các quy trình sản xuất này giúp DN đảm bảo sản phẩm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Không quá khó khăn để hiểu Global G.A.P

Trước tình trạng doanh nghiệp trong nước khó khăn trong việc xây dựng và đạt tiêu chuẩn Global G.A.P, Theo TS. Hán Quang Hạnh- Đại học Glasgow, Vương quốc Anh chỉ ra nguyên nhân: Là do việc quy hoạch xây dựng trang trại chưa hợp lý, đa số chưa lập kế hoạch, quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản. Bên cạnh đó cũng chưa quan tâm đúng mức tới việc ghi chép, theo dõi quá trình sản xuất; chưa quan tâm đúng mức tới phúc lợi của người lao động, vấn đề chất thải và ô nhiễm môi trường; chưa thường xuyên đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất; công nhân chưa được tập huấn đầy đủ, chưa thực hiện theo đúng quy trình sản xuất đã đặt ra.

Về giải pháp khắc phục, theo TS. Hán Quang Hạnh, doanh nghiệp cần tìm hiểu và tuân thủ các điểm kiểm soát theo tiêu chuẩn Global G.A.P; tự đánh giá nội bộ và tự cải tiến; có thể thuê chuyên gia tư vấn.

Ông Nguyễn Cảnh Cường cũng cho rằng, tiêu chuẩn Global GAP không phải là không quá khó, có điều là doanh nghiệp Việt chưa biết cách làm theo Global GAP, chủ yếu là do trước đây tập trung vào thị trường trong nước, thị trường Châu Á, Châu Phi - những thị trường không quá khó tính.

Ông Cường cho rằng, muốn bứt lên vào thị trường Châu Âu khó tính, để có lợi nhuận cao hơn thì doanh nghiệp phải làm theo tiêu chuẩn Châu Âu. Việc xuất khẩu sang Châu Âu không quá khó và không thể không làm được.

Thông điệp ông Cường  muốn gửi tới doanh nghiệp Việt Nam là không nên quá lo ngại về yêu cầu khắt khe của Châu Âu. Đừng sợ Châu Âu, Châu Âu khó tính thật nhưng nếu đáp ứng được tiêu chuẩn của họ thì Châu Âu là một trong những thị trường rất tiềm năng và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể nói, người nông dân Việt Nam rất giỏi và làm được những điều thần kỳ theo như cách nói của Châu Âu. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là chuyển biến từ tập quán sản xuất theo kinh nghiệm sang tiêu chuẩn quốc tế. Làm được điều này Việt Nam còn được thế giới ngưỡng mộ nhiều hơn thế.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Bản tin CL&CS: Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn

Bản tin CL&CS: Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Những nội dung chính: Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn; Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện về Chiến thắng Điện Biên Phủ; Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%; Doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng tăng 9,2%.

Chương trình “Chia sẻ yêu thương” nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Chương trình “Chia sẻ yêu thương” nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 13:46

(CL&CS) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng chính phủ và Hòa chung khí thế cả nước hướng về Điện Biên chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Hôm nay (ngày 5/5), đoàn công tác của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Chi bộ cơ quan Hội KH và KT về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam; Hội KH và KT về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam; Tạp chí Chất lượng và cuộc sống phối hợp với Hội đồng nhân dân, UBND Huyện Mường Ảng (Tỉnh Điện Biên) tổ chức sinh hoạt chuyên đề “ Chia sẻ yêu thương” nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Bản tin CL&CS: Chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

Bản tin CL&CS: Chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:40

(CL&CS) - Những nội dung chính: Chuyển đổi số để tăng năng suất lao động; Doanh nghiệp thương mại điện tử trước thách thức bền vững và liên kết vùng; Bốn tháng, vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng cao; Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - điểm đến ý nghĩa trong những ngày tháng 5.