Văn hóa và Đời sống
Thứ bảy, 10/02/2024, 20:33 PM

Giờ tốt, hướng đẹp xuất hành đón may mắn, tài lộc mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024

Việc chọn được hướng tốt, khung giờ đẹp là yếu tố tiên quyết cho việc xuất hành đại cát đại lợi hay không.

Vào dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường quan tâm đến việc chọn ngày xuất hành tốt để cầu mong một năm mới thuận lợi, tài lộc, vạn sự hanh thông. Không chỉ vậy, đối với người đang đi tìm người yêu, bạn đời, việc xuất hành đầu năm tốt đẹp cũng được xem là một cách giúp họ được như ý nguyện, gặp được người có duyên phận với mình.

Vì thế, hướng và giờ xuất hành tốt nhất ngày mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024 là điều được nhiều người quan tâm.

Mùng 2 Tết nên xuất hành hướng nào?

Mùng 2 Tết năm nay rơi vào Chủ nhật ngày 11/2/2024 (dương lịch). Nếu bạn chưa xuất hành vào mùng 1 Tết thì mùng 2 cũng là một ngày lý tưởng để gia chủ xuất hành, du xuân. Dựa trên các yếu tố và quan niệm trong phong thủy thì ngày mùng 2 Tết là ngày Ất Tỵ, tháng Bính Dần thuộc hành Hỏa nên được xem là ngày cát.

Ngày mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024, bạn nên xuất hành hướng Tây Bắc để đón Hỷ Thần và hướng Đông Nam để đón Tài Thần. Trong khi đó, các khung giờ đẹp để xuất hành gặp may mắn gồm Đại An, Tốc Hỷ và Tiểu Cát.

Vào dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường quan tâm đến việc chọn ngày xuất hành tốt

Vào dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường quan tâm đến việc chọn ngày xuất hành tốt

Giờ Tiểu Các (5-7h): Rất tốt lành. Xuất hành gặp may mắn, buôn bán có lợi, phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khoẻ.

Giờ Đại An (9-11h): Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

Giờ Tốc Hỷ (11-13h): Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về.

Còn giờ hoàng đạo là các giờ: Sửu (1-3h); Thìn (7-9h); Ngọ (11-13h); Mùi (13-15h); Tuất (19-21h); Hợi (21-23h).

Các tuổi Ất Hợi, Kỷ Hợi, Ất Tỵ, Kỷ Tỵ xung với ngày, nên hạn chế xuất hành xa để tránh gặp chuyện bất lợi.

Những việc nên làm vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán

Chúc Tết bên ngoại

Thăm gia đình ở nhà ngoại là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày mùng 2 Tết. Bởi lẽ ngày xưa dân gian thường có câu “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Câu nói này thể hiện phần nào nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam, ngụ ý rằng ngày mùng 2 sẽ là ngày của nhà ngoại.

Vào ngày mùng 2 Tết ở nhà ngoại, cả nhà sẽ đoàn tụ, quây quần bên nhau. Cùng ăn cơm, trò chuyện và trao nhau những lời chúc đầu năm mới thật may mắn và bình an.

Xuất hành lấy may

Theo quan niệm dân gian, việc xuất hành lấy may là một phong tục ngày Tết vô cùng quan trọng. Vào ngày này, bạn có thể chọn xuất hành theo một hướng, giờ và phương tiện di chuyển để ra khỏi nhà. Ý nghĩa của việc xuất hành lấy may là cầu cho năm mới mọi thứ đều thuận lợi, gặp được nhiều may mắn, nhiều điều tốt lành cả năm.

Cúng bái tổ tiên, thần linh

Cúng bái tổ tiên, thần linh cũng là một phong tục quan trọng trong những ngày đầu năm mới. Theo phong tục từ xưa đến nay, việc cúng bái tổ tiên, thần linh từ tối đêm Giao thừa đến 3 ngày Tết chính mùng 1, mùng 2, mùng 3 là không thể thiếu. Bởi theo phong tục của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà.

Đây là một việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên, thần linh, mong cầu một năm mới bình an với gia đình. Vào những ngày này, các gia đình đều phải thắp hương để mời ông bà, tổ tiên, người thân đã mất về dùng cơm, vui Tết cùng với gia đình.

Đi lễ chùa

Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh trong phong tục ngày Tết của người Việt

Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh trong phong tục ngày Tết của người Việt

Vào những ngày đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, bình an.

Đến lễ chùa vào ngày mùng 2 Tết là một cách hay để bạn có thể thành tâm gửi đến các vị Phật, Thần những lời cầu nguyện cho một năm mới an lành. Mọi người đều đi lễ chùa để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên và thần linh. Đến đây, bạn sẽ có được những phút giây yên bình sau một thời gian dài bộn bề với công việc, lo toan thường nhật.

Đi chơi du xuân

Bên cạnh những việc làm theo nếp văn hóa truyền thống xưa, bạn cũng có thể dành thời đi chơi du xuân cùng anh chị em, bạn bè, người thân. Đây cũng là cách để mọi người được tụ họp gần bên nhau, vừa có thời gian vui chơi cùng nhau. Trao cho nhau những những lời chúc khởi đầu cho một năm mới nhiều may mắn, tốt đẹp.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…