Dữ liệu cũ
Thứ ba, 28/04/2015, 07:00 AM

Giỗ tổ Hùng Vương: Biểu tượng văn hóa tâm linh của Việt Nam

(NTD) - Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng từ bao đời nay đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt và trở thành một biểu tượng đặc biệt của văn hóa tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của nhân loại.

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn

dsc0570111_1
 

Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.” Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy, từ bao giờ đã đi vào lòng mỗi người dân Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn được coi là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam bao đời. Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một trong những lễ hội lớn mang tầm vóc Quốc gia ở Việt Nam. Giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao của các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữa nước. Tự hào là những người con dân đất Việt, dù ở phương trời nào, cứ mỗi độ tháng Ba ngày Mười ấy, trong lòng mỗi người dân Việt Nam lại nhen nhóm một thứ xúc cảm bồi hồi khi được hướng về vùng đất Cội nguồn, thành kính dâng lên vua Hùng những nén tâm nhang.

Trong tâm khảm của mỗi người dân Việt từ ngàn đời nay – Hùng Vương là Quốc tổ, vì vậy ở nhiều địa phương đã phục dựng đền thờ Vua Hùng. Người Việt Nam nhớ ngày Giỗ Tổ lại hành hương về tưởng niệm tổ tiên. Ở một số dân tộc cũng có phong tục hành hương về cội nguồn. Nhưng họ đi như vậy mang tính chất tôn giáo. Người theo đạo Thiên chú thì về Jezualem, người theo đạo Phật thì về Tây trúc, theo đạo Hồi thì về Lamecco. Người Việt Nam chúng ta không vì tín ngưỡng tôn giáo mà là vì lòng tôn kính tổ tiên. Bởi từ bao đời nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng dân gian, lòng thành kính và thái độ biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, là kết quả của sự đan xen giữa lịch sử 4000 năm nước Đại Việt và huyền thoại Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là đỉnh cao tâm thức dân tộc và Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành lễ hội văn hóa lớn của dân tộc. Lễ hội Đền Hùng là sự thể hiện một tín ngưỡng “độc nhất vô nhị” trong tâm thức dân gian Việt Nam: tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trải qua thời gian, vượt qua các thể chế chính trị, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã vận động, biến đổi và trở thành một hiện tượng văn hóa-tín ngưỡng đa nghĩa, đa giá trị.

Truyền thống văn hóa cần được bảo tồn

Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước
Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước

Không nơi nào trên đất nước ta lại có mật độ tập trung dày đặc những hiện vật, dấu tích, huyền thoại, truyền thuyết về các lĩnh vực của cuộc sống thời đại các Vua Hùng như ở Phú Thọ. Trên vùng đất  Tổ ngày nay còn hàng trăm những câu chuyện truyền thuyết và thần thoại về thời các Vua Hùng, kể về những sự việc như: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, việc Vua Hùng chọn đất đóng đô, cầu tướng tài đánh giặc cứu nước, cầu mưa nắng, chọn người kế nghiệp, dạy dân cày cấy, trồng lúa, làm bánh, nấu mật, ca hát giao duyên… có thể nói, đi trên đất Phú Thọ, nghe kể chuyện thời các Vua Hùng, xem các di vật khảo cổ, dự các lễ hội dân gian… có thể hình dung được cuộc sống, lao động, sản xuất, chiến đấu bảo vệ quê hương, vui chơi, ca hát và những phong tục của ông cha ta thời dựng nước.

Như thế, quá trình lịch sử hóa, huyền thoại hóa tương tác lẫn nhau, càng làm cho nhân vật phụng thờ của tín ngưỡng càng thêm thiêng liêng. Trong tâm thức dân gian của cộng đồng cư dân Phú Thọ, Hùng Vương vừa là vị thủy tổ, vừa là thánh vương, vừa là người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sống cho dân, vừa thiêng liêng lại gần gũi, có mặt với cộng đồng ở mọi tình huống của cuộc đời của mỗi con người, trong cuộc sống của cộng đồng theo vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ. Thông qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, có thể thấy lịch sử thời dựng nước của người Việt, của Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một sáng tạo tự nhiên của người Việt qua trường kỳ lịch sử, sáng tạo này mang tầm kiệt tác của nhân loại. Bởi vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một truyền thống văn hóa cần được bảo tồn và phát huy, và tự thân quá trình phát triển của nó trong lịch sử đã được các thế hệ người dân bảo tồn, biến thành tài sản văn hóa, đồng hành cùng thực tại, để bước vào tương lai.

Những nét mới trong Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm nay

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là m
 

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù riêng là: Phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú (trước đây, Phú Thọ ngày nay) tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới" . "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm”. (Trích Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn).

Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải qua mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Năm nay, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ được tổ chức trong 6 ngày, từ 5-10/3 âm lịch (từ 23-28/4/2015). UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 5 tỉnh: Sơn La, Phú Yên, Đắk Nông, Tiền Giang và Bạc Liêu, theo đề án Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chia sẻ với phóng viên Báo Người tiêu dùng về những nét mới trong Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền hùng năm nay. Ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2015 cho biết: “ Mùa Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, do lịch nghỉ kéo dài đến 6 ngày từ 5-10/3 âm lịch, bên cạnh đó lại diễn ra đúng dịp kỷ niêm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nên BTC đã tính toán khá chi tiết và cụ thể vì dự đoán số lượng người về tham dự rất đông. Tại lễ hội, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn tiếp tục được tôn vinh thông qua việc tham gia dâng hương của lãnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, việc tổ chức lễ tế Lạc Long Quân, mẫu Âu Cơ và việc rước kiệu của các xã vùng ven về Đền Hùng… Cùng với đó là việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia dâng hương thể hiện lòng tôn kính đối với Vua Hùng. Theo đó, bên cạnh phần lễ hội diễn ra như mọi năm. Tại lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ có thêm những chương trình nghệ thuật, tổ chức hội chợ du lịch 8 tỉnh Tây Bắc. Đặc biệt, bên cạnh việc tuyên truyền những nét văn hóa đặc trưng, những di sản của Phú Thọ như  hát xoan… Việc tập trung tuyên truyền di sản văn hóa các vùng miền như: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đờn ca tài tử Nam Bộ… cũng được chúng tôi chú trọng trong mùa Lễ hội năm nay.”

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng từ bao đời nay đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt và  trở thành một biểu tượng đặc biệt của văn hóa tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của nhân loại.Vào thời điểm này, khi chỉ còn ít ngày nữa Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ diễn ra trong niềm hân hoan của đồng bào cả nước. Mọi công việc chuẩn bị cho ngày Giỗ Tổ đã được hoàn tất và chúng ta lại có quyền tin tưởng vào một mùa lễ hội thành công.

Thanh Phong

Ảnh: Sư tầm

Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về Văn hóa - Đời sống tại đây.

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.