Giảm lãi suất cho vay: Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà là hai bên cùng vượt khó

(CL&CS) - Giảm lãi suất cho vay được hiểu là ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19. Nhưng theo TS. Đinh Thế Hiển, việc cắt giảm này cũng có thể hiểu theo cách khác. Đó là hai bên hợp tác để cùng nhau vượt qua khó khăn, chứ không phải tác động một chiều.

Đại dịch Covid-19 đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn trên phạm vi toàn cầu khiến nhiều nền kinh tế chìm trong khó khăn, doanh nghiệp đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ phá sản. Để hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều ngân hàng trung ương toàn cầu đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rất mạnh mẽ khi liên tục cắt giảm lãi suất. Gần đây nhất, FED đã đưa lãi suất đồng bạc xanh xuống chỉ còn từ 0-0,25%/năm. Không lâu sau đó, ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố cắt giảm một loạt lãi suất điều hành.

Phóng viên Báo Người Tiêu Dùng đã trao đổi với TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng về động thái này của Ngân hàng Nhà nước và cách làm thế nào để chính sách này có hiệu quả nhất?

1
Giảm lãi suất là hai bên hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn chung. (Ảnh minh họa).

PV: Thưa ông, động thái cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước có chịu tác động từ FED không? Giảm lãi suất sẽ hỗ trợ thế nào cho nền kinh tế?

- Tôi cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước hạ một loạt lãi suất điều hành có thể không phải xuất phát từ áp lực của FED. Có thời điểm FED hạ nhưng lãi suất tại Việt Nam lại tăng như trong năm 2011. Theo tôi, đây có thể là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước.

Tất nhiên, khi hạ lãi suất, cả doanh nghiệp và người dân đều mừng vì họ được hưởng lợi. Nhưng tôi nhấn mạnh, việc giảm lãi suất chỉ tạo ra giá trị, chỉ có thể tác động mạnh lên nền kinh tế khi nó được áp dụng cho mọi đối tượng, chứ không phải chỉ một vài doanh nghiệp. Nếu chỉ một vài doanh nghiệp lớn nhận được sự hỗ trợ này thì tác động của chính sách không lớn, không hiệu quả như chúng ta mong muốn.

Nếu chính sách lan tỏa thì hỗ trợ rất nhiều cho người dân và doanh nghiệp. Ví dụ, hiện tại một người đang vay tiêu dùng, vay trả góp trong thời gian dài, thậm chí 10 năm hay 20 năm như mua nhà, nếu được giảm lãi suất, họ sẽ có nhiều nguồn lực hơn để trang trải cuộc sống. Cần phải biết, bây giờ nhiều doanh nghiệp giảm lương và phần hỗ trợ lãi suất đó giúp họ bù đắp được phần thu nhập bị giảm. Ngoài ra, họ cũng có thêm tiền để tiêu dùng, từ đó kích thích tiêu thụ hàng hóa.

 

2
Hàng loạt ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ ngày 17/3.

PV: Nếu giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp thì lợi nhuận ngân hàng có bị ảnh hưởng không thưa ông?

- Điều này phụ thuộc vào mỗi ngân hàng. Nói giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp cũng đúng. Nhưng có thể hiểu theo cách khác là hai bên hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn chung. Nếu ngân hàng không giảm lãi suất thì chính ngân hàng cũng chịu thiệt, chứ không riêng gì khách hàng.

Giảm lãi suất là để doanh nghiệp không bị kẹt, vẫn duy trì hoạt động, từ đó ngân hàng có thể thu nợ được. Nếu ngân hàng cứ khăng khăng siết nợ thì nợ xấu sẽ gây áp lực lên ngân hàng. Khi tài sản thế chấp bị siết, bên cạnh nợ xấu tăng, ngân hàng còn phải mất thời gian xử lý nợ tài sản.

So sánh gần gũi nhất chính là trong thời gian này, chủ nhà nên giảm giá thuê cho khách để cùng nhau cầm cự. Nếu không giảm, khách không trả nổi tiền thuê nên sẽ trả lại mặt bằng, chủ nhà sẽ mất nhiều thời gian tìm người thuê mới hoặc không tìm được.

Vì vậy, trong đại dịch Covid-19, quan trọng nhất là các bên hợp tác, chia sẻ cùng nhau vượt qua khó khăn.

PV: Theo ông, làm thế nào để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19?

- Việc giảm lãi suất phải theo cơ chế thị trường vì thực tế, các ngân hàng cạnh tranh nhau rất gay gắt.

Nếu muốn giảm lãi suất cho vay, ngân hàng phải giảm lãi suất huy động. Nhưng nếu ngân hàng A giảm lãi suất tiết kiệm mà ngân hàng B không giảm thì khách hàng sẽ đổ sang ngân hàng B. Vì thế, nếu không có cơ chế giảm đồng loạt thì đơn vị nào thực hiện trước, đơn vị đó sẽ bị thiệt. Còn nếu tất cả đồng loạt giảm lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cùng giảm, từ đó hỗ trợ được rất nhiều cho doanh nghiệp và người dân.

Ngân Hà

 

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.