Thứ năm, 26/05/2022, 20:33 PM

Giải pháp để ưu hoá vận hành liên hồ chứa thuỷ điện

(CL&CS) - Tối ưu hoá vận hành liên hồ chứa thuỷ điện bằng hệ thống dự báo hỗ trợ ra quyết định; Hệ thống này sẽ hỗ trợ người quản lý vận hành thuỷ điện có cơ sở phân tích, đánh giá từ đó có các kịch bản tiết lũ hợp lý.

Ngày 20/5/2022, Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) phối hợp cùng Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF) và nhóm chuyên gia về Nước và Môi trường của Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) tổ chức toạ đàm: Tối ưu hoá vận hành liên hồ chứa thuỷ điện bằng hệ thống dự báo hỗ trợ ra quyết định.

Toạ đàm: Tối ưu hoá vận hành liên hồ chứa thuỷ điện bằng hệ thống dự báo hỗ trợ ra quyết định.

Toạ đàm: Tối ưu hoá vận hành liên hồ chứa thuỷ điện bằng hệ thống dự báo hỗ trợ ra quyết định.

Phát biểu tại toạ đàm, Ông Hoàng Văn Đại – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia (NCHMF) đã có bài trình bày tổng quan về dữ liệu dự báo thời gian thực của hệ thống hồ chứa ở Việt Nam.

Theo Ông Đại, Do tính chất phức tạp của hệ thống vận hành, để đáp ứng dự báo thời gian thực cần thiết lập một hệ thống tự động hỗ trợ ra quyết định, bao gồm (i) Hệ thống quan trắc; (ii) Hệ thống thu nhận thông tin; (iii) Hệ thống phân tích mô phỏng; và (iv) Hệ thống kịch bản mẫu (mưa, lũ, vận hành).

Hệ thống dự báo KTTV vận hành liên hồ chứa - Ảnh NCHMF.

Hệ thống dự báo KTTV vận hành liên hồ chứa - Ảnh NCHMF.

Có được dữ liệu đầu vào về lưu lượng nước trong lưu vực sông và mực nước hồ thuỷ điện một cách chính xác sẽ hỗ trợ người quản lý vận hành thuỷ điện có cơ sở phân tích, đánh giá từ đó có các kịch bản tiết lũ hợp lý.

Xem thêm:

Mưa lớn ảnh hưởng đến nhiều tỉnh phía Bắc

Đánh giá và dự báo được sự biến động nguồn nước với độ chính xác cao ở các hồ chứa cần được coi là mục tiêu phát triển số hoá của cơ quan quản lý tài nguyên nước và dự báo khí tượng, ngoài ra điều này cũng sẽ phục vụ để có được các quyết định sử dụng nước hiệu quả cho hệ thống thuỷ điện của quốc gia.

Đại diện NCHMF cho rằng để nâng cao hiệu quả sản xuất điện và phòng chống thiên tai cũng như cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu nước phục vụ đa mục tiêu thì cần phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định điều tiết liên hồ chứa.

Đại diện NCHMF đã đề xuất một số giải pháp tiêu chuẩn để vận hành như sau:

Đại diện NCHMF đã đề xuất một số giải pháp sau

• Thiết lập hệ thống giám sát / quan sát thu thập dữ liệu theo thời gian thực

• Thiết lập hệ thống phân tích dự báo siêu ngắn hạn, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

• Thiết lập hệ thống tích hợp phân tích, giám sát và dự báo khí tượng thủy văn hỗ trợ vận hành hồ chứa theo thời gian thực

• Hệ thống tích hợp để giám sát và vận hành hồ chứa trong thời gian thực

• Cung cấp thông tin vận hành và thủy văn sông / suối để phòng chống thiên tai

Theo TS. Trần Khánh Việt Dũng đại diện Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) có bài trình bày vai trò quan trọng của thuỷ điện trong hệ thống điện Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra thuỷ điện với tổng công suất khoảng 22 GW và sản lượng khoảng hơn 70 TWh trong năm 2021, chiếm khoảng 28% cơ cấu nguồn điện theo công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện thương mại.

Xem thêm:

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại hơn 9.000 ha lúa và hoa màu

Cũng trong buổi toạ đàm, Ông Jakob Luchner – Kỹ sư thuỷ văn tại Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) đã chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế trong công tác tối ưu hoá vận hành liên hồ chứa thuỷ điện. Đối mặt với những thách thức thực tế trong quá trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện, kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng mô hình thuật toán tự động hoá giúp các nhà hoạch định chính sách có được các kịch bản điều tiết dựa trên cơ sở khoa học nhằm gia tăng độ chính xác của quyết định điều hành.

Đồng thời, áp dụng mô hình này hoàn toàn có thể tăng sản lượng điện lên 2-4% mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho người dân ở khu vực hạ lưu.

Đại diện DHI chia sẻ tối ưu hóa tự động là khả năng phân tích một số lượng lớn các thông số đầu vào và đưa ra được những quyết định, kịch bản điều tiết nước liên hồ chứa phù hợp nhất cho việc vận hành trong thời gian ngắn nhất có thể.

Ông Jakob Luchner nhấn mạnh đây chính là điểm cốt lõi để việc tối ưu hóa tự động rất phù hợp với các hệ thống phức tạp như hệ thống liên hồ chứa. Dù vậy, kết quả của việc tối ưu hóa nên được dựa trên các điều kiện ưu tiên theo mùa lũ hoặc mùa khô, độ chính xác dữ liệu đo qua ảnh vệ tinh và số liệu quan trắc thực tế của dòng chảy trên lưu vực và nhu cầu năng lượng.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Sửa đổi chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn

Sửa đổi chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 10:16

(CL&CS) - Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 7 chính sách của nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Giống như nhiều lĩnh vực khác, ngành chăm sóc sức khỏe đang ngày càng hướng tới việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Chứng nhận ISO đem đến sản phẩm chất lượng cho người dùng, an toàn cho người lao động và cả môi trường sống của con người. Đối với doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO, nó mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.