Thứ hai, 16/09/2024, 13:54 PM

Giá nhà ở xã hội tăng mạnh, ngang ngửa chung cư thương mại

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, giá chung cư leo thang, giá nhà ở xã hội cũng có xu hướng đi lên ở mức cao, thậm chí ngang ngửa với nhà ở thương mại.

Trước sự gia tăng của thị trường bất động sản, giá của các dự án nhà ở xã hội đã qua sử dụng cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh.

Theo khảo sát, dự án nhà ở xã hội Ecohome tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được bàn giao từ năm 2020 với giá bán từ chủ đầu tư khoảng 16,5 triệu đồng/m2. Đến nay, sau hơn 10 năm sử dụng, nhiều căn hộ tại dự án này đang được rao bán lại với giá từ 40 - 43 triệu đồng/m2, tăng gần gấp 3 lần so với ban đầu. Ví dụ, một căn hộ tại tòa N03 có diện tích gần 60m2, thiết kế 2 phòng ngủ, hiện đang được rao bán với giá 2,55 tỷ đồng, tương đương 43 triệu đồng/m2.

Giá nhà ở xã hội tăng cao. Ảnh minh họa

Giá nhà ở xã hội tăng cao. Ảnh minh họa

Tương tự, dự án nhà ở xã hội tại Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội được mở bán từ năm 2016 với giá 14 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá bán trên thị trường thứ cấp đã dao động từ 32 - 35 triệu đồng/m2.

Có thể thấy, giá nhà ở xã hội trên thị trường thứ cấp hiện đã tiệm cận với mức giá chung cư thương mại. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục tăng do tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở tại Hà Nội.

Ông Trần Đình Quân, Giám đốc kinh doanh dự án nhà ở xã hội Evergreen tại Bắc Giang, cho rằng nguyên nhân của việc tăng giá nhà ở xã hội là do giá nhà ở thương mại tăng cao, từ đó nhiều người đã lợi dụng cơ hội để "thổi" giá.

Tình trạng cung không đủ cầu dẫn đến hiện tượng mua bán không chính tắc. Ảnh minh họa

Tình trạng cung không đủ cầu dẫn đến hiện tượng mua bán không chính tắc. Ảnh minh họa

Cách đây hơn một năm, dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được mở bán với hàng nghìn hồ sơ đăng ký, nhưng chỉ có 157 suất mua. Sau đó, nhiều thông tin xuất hiện về việc mua bán suất mua nhà ở xã hội với mức chênh lệch lên đến 600 triệu đồng. Về trường hợp này, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội chia sẻ với báo Lao Động, tình trạng cung không đủ cầu dẫn đến hiện tượng mua bán không chính tắc. Theo ông Điệp, khi các luật sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được thực thi, nhiều khó khăn sẽ được tháo gỡ, bao gồm việc cho phép 20% nhà ở xã hội được bán dưới hình thức thương mại và mở rộng các điều kiện như thu nhập, hộ khẩu...

Ông Điệp cũng nhấn mạnh: "Cần phải phân loại đối tượng mua nhà ở xã hội, ưu tiên hàng đầu là những người lao động có thu nhập thấp, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang gặp khó khăn về nhà ở. Tiếp theo là người nghèo sống tại đô thị. Đây là những đối tượng cần được ưu tiên nhất khi mua nhà ở xã hội".

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:06

(CL&CS) - Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thần tốc hoàn thành đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Thần tốc hoàn thành đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

sự kiện🞄Thứ hai, 17/03/2025, 08:26

(CL&CS) - Sáng 16/3, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

TS. Trần Du Lịch: Dòng vốn “chảy” vào kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn

TS. Trần Du Lịch: Dòng vốn “chảy” vào kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn

sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 21:09

(CL&CS)-Theo TS. Trần Du Lịch, tăng trưởng năm nay phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn tín dụng. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Lượng tiền này bơm vào nền kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn cho tổng cầu.