Giá khí thiên nhiên thế giới đạt đỉnh 12 năm

(CL&CS) - Giá khí thiên nhiên thế giới (natural gas) giao ngay tại Henry Hub đạt mức 6,3 USD/mmbtu, đây là mức cao nhất tính từ tháng 12/2008. Chu kỳ giá khí rẻ đã kết thúc hay giá khí chỉ tăng nhất thời?

Giá khí thiên nhiên (USD/mmbtu). Nguồn: Bloomberg (giá vào ngày 15 hàng tháng tại cảng Henry Hub, Louisiana)

Giá khí thiên nhiên (USD/mmbtu). Nguồn: Bloomberg (giá vào ngày 15 hàng tháng tại cảng Henry Hub, Louisiana)

Ở mức 6,3 USD/mmbtu vào đầu tháng 10, giá khí thiên nhiên tăng 143% so với mức đầu năm 2021, và tăng 143% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu phục hồi nhanh khi các nền kinh tế mở cửa trở lại

Các nền kinh tế thế giới đang dần mở cửa trở lại, đặc biệt các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sau tác động của biến thể Delta. Nhu cầu sử dụng năng lượng cho sản xuất nói chung và khí nói riêng đã phục hồi mạnh mẽ tại các khu vực này qua các tháng.

Đáng nói là nhu cầu tiêu thụ tăng nhiều hơn so với mức tăng của nguồn cung, khiến giá khí được đẩy lên cao. Đặc biệt là đối với khu vực châu Âu, tồn kho khí thiên nhiên đang ở mức thấp đáng kể so với mức trung bình 5 năm qua.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), châu Âu nhập khẩu khí chính từ Nga, Nauy qua đường ống và LNG từ Mỹ... Nguồn khí dự trữ tại các cơ sở dự trữ của các công ty dầu khí của Nga như Gazprom ở Áo, Mỹ và Hà Lan vào ngày 28/9/2021 đã thấp hơn 75% so với mức trung bình 5 năm.

Châu Á chiếm 3/4 lượng LNG nhập khẩu toàn cầu. Với đà phục hồi của nền kinh tế, các nước châu Á đang cạnh tranh với châu Âu trong việc nhập khẩu LNG, chủ yếu từ Mỹ, đặc biệt là khi châu Á trải qua một mùa hè khắc nghiệt vừa qua, cũng như nhu cầu điện khí tại Trung Quốc tăng cao do nền kinh tế nước này mở cửa trước thế giới.

Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu LNG nhiều nhất thế giới. Nhiều chuyến tàu LNG thay vì đi đến châu Âu đã chuyển hướng sang châu Á khi các nước ở khu vực này tăng cường tích trữ LNG. Tồn kho LNG tại các cảng nhập khẩu của châu Âu đang ở mức thấp nhất 3 năm theo IEA chỉ đạt 7,2 tỷ bộ khối (feet3) tính từ tháng 4 đến tháng 9/2021, giảm 18% so với mức cùng kỳ và giảm 22% so với năm 2019.

Châu Mỹ Latinh cũng đã và đang trải qua thời tiết khô hạn khắc nghiệt, buộc họ phải tăng cường nhập khẩu gấp đôi LNG để bù đắp cho phần thủy điện thiếu hụt trong 2020 - quý 1/2021.

Trữ lượng khí thiên nhiên (đơn vị tính: ngàn tỷ m3). Nguồn: IEA, BP, số liệu công bố năm 2020

Trữ lượng khí thiên nhiên (đơn vị tính: ngàn tỷ m3). Nguồn: IEA, BP, số liệu công bố năm 2020

Nguồn cung bị gián đoạn do thời tiết, Covid-19, địa chính trị

Mỹ là quốc gia xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới. Khoảng 10% sản lượng khí của Mỹ được xuất khẩu hàng năm. Cuối tháng 8, bão Ida đã làm cho hơn 90% công suất sản xuất khí của Mỹ tại vịnh Mexico phải đóng cửa. Điều này đã làm cho sản lượng các sản phẩm lọc hóa dầu và khí từ Mỹ bị giảm sút trong nửa đầu tháng 9.

Thêm vào đó, nguồn cung LNG bị ảnh hưởng do các hoạt động bảo dưỡng lớn các cơ sở LNG kéo dài tại Úc, Nga, Qatar do Covid-19 hay vụ cháy cơ sở LNG của Nauy, khiến nguồn cung LNG sụt giảm trong ngắn hạn.

Các cơ sở LNG của Mỹ cũng như Úc, Qatar gần như đã hoạt động gần hết công suất và để mở rộng hoặc xây dựng mới cần phải tính bằng một vài năm.

Đầu tư cho hạ tầng dầu khí giảm mạnh trong những năm vừa qua do chu kỳ giá dầu/khí thấp và xu hướng chuyển sang năng lượng tái tạo. Do đó nguồn cung khí sẽ khó để tăng mạnh trong ngắn hạn.

Nga là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Hàng năm, Nga cung cấp đến khoảng gần 40% nhu cầu khí của châu Âu. Việc Nga hạn chế cung cấp khí cho thị trường châu Âu có liên quan đến dự án dòng chảy phương Bắc. Trong đó, Nga muốn gây áp lực cho châu Âu để nhanh chóng thông qua dự án này và đưa vào hoạt động.

Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng giá khí sẽ tiếp tục ở mức cao trong quý 4/2021 khi mùa đông sắp diễn ra ở bắc bán cầu và nhu cầu năng lượng tăng cao sau đại dịch. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân liên quan đến nguồn cung như tăng công suất chưa thể giải quyết nhanh.

Giá LPG (USD/tấn). Nguồn: Bloomberg

Giá LPG (USD/tấn). Nguồn: Bloomberg

Cổ phiếu khí trong nước hưởng lợi

Giá khí thiên nhiên trong nước không sử dụng giá khí thế giới để làm cơ sở cho giá bán. Giá khí thiên nhiên mà Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) và các đơn vị thành viên phân phối được dựa trên công thức sử dụng giá FO hoặc LPG làm cơ sở. Trong thời gian gần đây, việc giá khí thiên nhiên thế giới tăng mạnh cũng thúc đẩy giá các nhiên liệu thay thế như FO, LPG tăng mạnh.

Từ đầu năm đến nay, các mã cổ phiếu ngành khí đều có sự tăng giá mạnh mẽ khi giá dầu, giá khí thiên nhiên trên thị trường thế giới liên tục tăng cao như: GAS tăng 32,4%, CNG tăng 106,1%, PGD tăng 51,7%, PVG tăng 106,8%, PGS tăng 65,4%, PGC tăng 50,8%, PCG tăng 190,9%, MTG tăng 152,3%, TDG tăng 161,9%.

Tuy nhiên, theo quan điểm của SSI Research, mức độ hưởng lợi và mức gia tăng về lợi nhuận nếu có sẽ không mạnh mẽ như mức tăng của giá khí thiên nhiên. Khi xem xét đến định giá của một số cổ phiếu, SSI Research cho rằng định giá đã không còn hấp dẫn.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 18:51

(CL&CS) - Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:30

(CL&CS) - Sắp tới, thời gian kết nối giữa Nam Ninh (Trung Quốc) và Hà Nội được giảm xuống 50% và chỉ còn 12 giờ, tối ưu ít nhất 30% chi phí logistics.

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:15

(CL&CS) - PV GAS LPG là đơn vị duy nhất thuộc Petrovietnam và PV GAS được phép sản xuất và kinh doanh bình gas mang thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.