Gần 2.300 doanh nghiệp môi giới bất động sản ngừng kinh doanh
(CL&CS) – Chuyên gia nhận định, chưa bao giờ môi giới bất động sản lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Theo báo cáo của nhiều đơn vị bất động sản, những tháng gần đây, giao dịch trên toàn thị trường diễn ra khá chậm, mức độ quan tâm bất động sản giảm. Các chuyên gia nhận định, về nguyên tắc, sau khi giá đất bị đẩy lên cao, vượt qua giá trị đóng góp của chính nó vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống người dân, giá đất sẽ lắng xuống và vừa qua thị trường đã lộ rõ sự “hạ nhiệt”.
Trái ngược với diễn biến cuối năm 2021, thị trường bất động sản hiện nay đang ghi nhận gam màu trầm lắng. Thậm chí, một số khu vực gần như rơi vào trạng thái “ngủ đông”. Điều này đã ảnh hưởng mạnh tới thu nhập, đời sống của những người làm nghề môi giới bất động sản.
Nhiều môi giới chia sẻ, khi làm công việc này thì chủ yếu sống bằng tiền hoa hồng và lương hỗ trợ từ văn phòng. Nếu không có giao dịch, thu nhập sẽ giảm. Trong khi đó còn nhiều chi phí như chạy quảng cáo trên mạng xã hội, kênh rao bán, tiền điện thoại cho khách, chi phí đi lại,… Thời gian này môi giới vẫn gồng gánh chi tiêu, nhưng nếu thị trường vẫn không có tiến triển chắc chắn sẽ phải xoay thêm nghề khác để kiếm sống.
Môi giới bất động sản đóng cửa hàng loạt
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (FERI), thị trường kém thanh khoản khiến cho hoạt động của doanh nghiệp môi giới bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong 10 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn là gần 2.300 doanh nghiệp, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể gần 1.000 doanh nghiệp, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại mô hình, giảm quy mô, tinh giảm hệ thống nhân sự.
Giao dịch không có dẫn tới tình trạng doanh thu của các doanh nghiệp môi giới sụt giảm. Hệ quả, thu nhập của môi giới cũng gặp nhiều khó khăn, chưa kể phải chịu âm do tiền chạy quảng cáo, chi phí phát sinh.
Để tồn tại trong tình hình hiện nay, FERI cho rằng các doanh nghiệp môi giới bất động sản nên tập trung vào chuẩn hóa hoạt động đào tạo. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều quy định về chứng chỉ môi giới, công tác này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ tinh thông chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm, chuẩn hóa hành vi, ứng xử, phù hợp với các quy định pháp luật...
Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới, theo FERI, cuối năm 2022 và năm 2023, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm.
Dự báo nguồn cung vẫn thiếu hụt trầm trọng do tiếp tục siết quản lý bất động sản, trong khi các dự án nhà ở xã hội chưa thể triển khai.
Với tâm lý thận trọng, khách hàng chuyển sang tích trữ tiền mặt dẫn đến thị trường đóng băng. Trong khi đó, tình trạng lãi suất tăng, hạn chế "room" tín dụng khiến ngay cả nhóm khách hàng mua ở thật cũng khó tiếp cận vốn vay.
Kiến nghị một số giải pháp, FERI đề xuất cần đẩy nhanh tiến trình sửa đổi luật theo hướng phù hợp tình hình thực tế để nhanh chóng đi vào triển khai, sớm tạo ra hành lang pháp lý, môi trường minh bạch cho các hoạt động bất động sản.
Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, góp phần khôi phục thị trường theo hướng tích cực. Tháo gỡ vướng mắc pháp lý dự án, xây dựng các cơ chế theo hướng mở, phù hợp với tình hình hiện nay… cần xây dựng giải pháp mở rộng, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường.
Môi giới có đủ tiềm lực, chuyên môn, bám sát nghề mới tồn tại
Theo chuyên gia, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn sàng lọc mạnh mẽ để chọn ra những môi giới đủ tiềm lực và đi đúng hướng. Việc siết tín dụng chỉ là tình trạng ngắn hạn trong 1-2 quý, các nhân viên môi giới cá nhân không có chuẩn bị tốt phải đổi nghề, các sàn nhỏ phải tái cơ cấu, thu hẹp nhân sự để thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Khi thị trường bất động sản đi xuống chính là lúc nhìn rõ hơn bức tranh toàn cảnh của nghề môi giới. Năm 2021, ngay cả công nhân, người bán trà đá, người làm giáo viên, thậm chí người nghỉ hưu ở nhà đều có thể giới thiệu đất để bán và nhận hoa hồng, hiện nay chỉ ai có chuyên môn, sẵn sàng bám sát nghề và hiểu rõ thị trường mới có thể tồn tại.
Thị trường đi xuống thì môi giới bất động sản thuộc phân khúc nào cũng gặp khó khăn. Chỉ những người đủ năng lực về tài chính, kỹ năng và sự yêu nghề mới gắn bó được lâu dài. Khi họ có tích lũy, việc vượt qua thời điểm chững như quý 2, quý 3/2022 là hoàn toàn khả dĩ.
Chuyên gia cũng cho rằng, môi giới bất động sản gồm hai trường phái khác nhau: môi giới sản phẩm dự án và môi giới lĩnh vực thổ cư. Đối với môi giới dự án đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn môi giới thổ cư. Những môi giới này được đào tạo chuyên nghiệp sẽ nhận thức đúng đắn về kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian làm nghề. Họ sẵn sàng chấp nhận trong vòng 1-2 quý không thu nhập mà vẫn theo đuổi và cống hiến với công việc.
Còn với môi giới thổ cư, yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng và quy trình đào tạo thổ cư đơn giản hơn, dẫn đến đối tượng tham gia rộng, từ độ tuổi đến trình độ học vấn. Do đó, để tồn tại trong nghề phải là người có trải nghiệm, thu nhập và xác định dài lâu. “Nhân sự bất động sản thường xuyên di chuyển từ đơn vị này qua đơn vị khác, từ dự án này qua dự án khác. Chưa kể, thị trường rất dễ biến động, nếu không kiên nhẫn và đủ năng lực thực sự thì khó trụ vững.
Đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam thừa nhận rằng vai trò của người môi giới bất động sản đang ngày càng được đánh giá cao, với những yêu cầu ngày càng khắt khe. Mỗi người môi giới thực thụ đều phải có kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và trách nhiệm xã hội.
Trong những năm qua, Hội đã tổ chức hàng trăm khóa học đào tạo, thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản cho hơn 8.000 người môi giới trên cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có hơn 300.000 người hoạt động môi giới bất động sản. Trong đó, số người môi giới có chứng chỉ hành nghề khoảng 30.000. Môi giới không có chứng chỉ hành nghề hầu hết đều là “cò đất” nghiệp dư, tham gia khi thị trường bất động sản tăng nóng nhưng khi thị trường trầm xuống thì họ rút rất nhanh.
Nhà đầu tư săn “hàng ngộp”
Dù e dè với thị trường ảm đạm, vẫn có một bộ phận nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản giá tốt và săn “hàng ngộp”.
Theo các chuyên gia bất động sản, thời gian này các hoạt động mở bán của doanh nghiệp bất động sản hạn chế hơn, triển khai thận trọng, thăm dò thị trường. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm, tập trung phục vụ nhu cầu ở thật của khách hàng.
Giai đoạn trầm lắng cũng là thời điểm tốt để doanh nghiệp hoàn thiện hệ sinh thái ngành, ứng dụng công nghệ trong công tác bán hàng và quản trị.
Nhận định về thị trường, chuyên gia cho hay thanh khoản giảm sâu, ngân hàng tăng lãi suất, nhà đầu tư thiếu niềm tin đã khiến môi giới “liêu xiêu”, chật vật trước sóng gió của thị trường. Các biến cố, hay những lùm xùm xảy ra tại các doanh nghiệp bất động sản lớn đã khiến nhà đầu tư chùn tay, thanh khoản cũng lao dốc theo.
Bên cạnh đó, những chiến dịch xử lý sai phạm được tăng cường cũng là lúc nhiều doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường. Trong bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu còn nhiều rủi ro, biến động thì lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao. Những khó khăn này sẽ khiến nhà đầu tư chuyển sang tích trữ tiền và thị trường bất động sản có thể “đóng băng”.
Chuyên gia cho biết, với sự trầm lắng của thị trường bất động sản, nhà đầu tư đang có tâm lý e dè, thận trọng trước những biến động của thị trường. Nhưng vẫn có một bộ phận nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản giá tốt và săn “hàng ngộp”.
Tâm lý săn bất động sản ngộp đã thể hiện trong con số khảo sát cho thấy có tới 92% người được hỏi đã trả lời vẫn có ý định mua bất động sản nhà ở. Đa số thời gian dự kiến mua bất động sản là trên 6 tháng tới (39%), ngay lúc được hỏi (24%), và trên 1 năm (22%).
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cân nhắc khi tham gia thị trường vào thời điểm này, nhất là với mục đích đầu cơ ngắn hạn. Nhà đầu tư cần cân nhắc khi sử dụng đòn bẩy tài chính và cần lựa chọn sản phẩm thực sự phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng của mình.
Thanh Xuân
Bình luận
Nổi bật
Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.
Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.