Thứ năm, 11/06/2020, 17:48 PM

EVFTA và EVIPA - Cơ hội để Việt Nam hóa rồng

(CL&CS) - Sau khi Quốc hội phê chuẩn hai Hiệp định Thương mại tự do Vietnam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), những doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội ngàn năm một thuở đưa doanh nghiệp của mình ra “biển lớn”.

Sự kiện lịch sử này tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa và tạo những đột phá mới nâng tầm quan hệ Việt Nam - EU sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.  

EVFTA và EVIPA là gì?

Cột mốc lịch sử là việc hai bên thiết lập quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện vào năm 2012, phê chuẩn Hiệp định khung về Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (Hiệp định PCA) vào năm 2016. 

Hợp tác chính trị giữa Việt Nam và EU ngày càng được thắt chặt với những chuyến thăm cấp cao, trao đổi đoàn các cấp và các cơ chế hợp tác song phương thường xuyên và hiệu quả. Hai bên thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, đặc biệt là ký Hiệp định khung về việc Việt Nam tham gia các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU vào cuối năm 2019, góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau. 

EVFTA
Quốc hội Việt Nam thông qua hai Hiệp định AVFTA và EVIPA

EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba, nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất và một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt mức 56,45 tỉ USD năm 2019 (xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trưởng với tốc độ trung bình 16% trong hai thập kỷ qua).

Tiến trình hình thành EVFTA và EVIPA không hề đơn giản chút nào. Theo thủ tục nội bộ của EU, Hiệp định EVFTA cần được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn và sau đó được Hội đồng châu Âu (EC) ký duyệt để có hiệu lực. Vào ngày 12/2/2020, EP đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA với tỷ lệ 63,35% số phiếu tán thành.

Ngày 30/3/2020, EC cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA và gửi công hàm thông báo với Việt Nam vào ngày 24/4/2020 về việc EU đã hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của mình.

Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hai bên được lợi gì?

Về phía Việt Nam, Hiệp định EVFTA được Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn vào phiên họp sáng ngày 8/6/2020 với tỷ lệ 100% số đại biểu có mặt. Theo quy định tại Điều 17.16 của EVFTA, Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau tháng mà hai bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý tương ứng để Hiệp định này có hiệu lực,và hai bên đã thỏa thuận là vào ngày 1/8/2020.

Quy định của Luật Điều ước quốc tế 2016 cũng nêu rõ, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA (thường mất 1 tuần theo quy trình thông thường), Bộ Ngoại giao sẽ tiến hành thông báo với EU về việc Việt Nam đã hoàn tất thủ tục pháp lý trong nước.

EU đã từng tài trợ với tổng ngân sách là 6 triệu Euro với mục tiêu góp phần hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu thông qua các hoạt động hỗ trợ cho khu vực công và tư.

EVFTA 1
Hai bên đã hoàn tất EVFTA và EVIPA

Theo Reuters, khi bắt đầu có hiệu lực vào đầu 1/8/2020, EVFTA sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ 2 có hiệp định thương mại như vậy với EU, sau Singapore. Sau khi thỏa thuận này có hiệu lực, 71% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU và ngược lại, 65% hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt Nam sẽ được miễn thuế. Các mức thuế còn lại lên tới 99% sẽ được Việt Nam loại bỏ sau 10 năm và EU loại bỏ sau 7 năm.

EVFTA chắc chắn sẽ khiến EU trở thành khách hàng lớn hơn của Việt Nam. Đặc biệt, các ngành được kỳ vọng sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ là may mặc và giày dép, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vốn được xếp thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh.

Sau khi EVFTA có hiệu lực, khối này sẽ bãi bỏ thuế đối với 77,3% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% còn lại sau 7 năm.

Những hy vọng đang gia tăng về việc EVFTA sẽ mang lại cú hích rất cần thiết cho Việt Nam, vốn đã đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 34 tỷ USD trong năm 2020, giảm mạnh so với con số 39 tỷ USD của năm 2019.

AFP dẫn các số liệu thống kê của Chính phủ Hà Nội cho biết năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 42 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối này sang Việt Nam đạt 15 tỷ USD.

Việt Nam  kỳ vọng rất lớn vào hiệp định thương mại này. Ước tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với kịch bản không có thỏa thuận. Reuters dự báo EVFTA sẽ giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 2,4% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030, và sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo.

Về phần EU, EVFTA sẽ giúp cho EU tăng khả năng tiếp cận với một thị trường tiêu dùng hấp dẫn. Riêng với Vương quốc Anh - quốc gia đã rút khỏi EU, nước này vẫn sẽ là một phần của EVFTA cho đến cuối năm 2020, và sau đó hai bên sẽ có một thỏa thuận thương mại song phương dự kiến sẽ đạt được vào cuối năm 2020.

EVFTA tác động như thế nào tới các doanh nghiệp phân phối?

Theo các chuyên gia, việc này sẽ thúc đẩy các luồng vốn chất lượng cao của EU và các đối tác khác vào Việt Nam cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của thương mại trong nước. Tuy nhiên, EVFTA cũng có những tác động tiêu cực, tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp phân phối trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối có quy mô nhỏ và vừa nếu bộ phận doanh nghiệp này không thay đổi để thích ứng.

Thông qua EVFTA, thị trường trong nước có cơ hội tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại trong các hoạt động thương mại từ các nước EU, cơ sở hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ sẽ được hiện đại hóa.

EVFTA 2
 Chủ tịch EuroCham hoan nghênh Quốc hội Việt Nam thông qua hai Hiệp định

Các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực.

Khu vực FDI (vốn đầu tư nước ngoài) đóng góp khoảng 18% GDP của Việt Nam, gần 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội, 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không những chỉ đem lại vốn đầu tư mà cả các công nghệ tiên phong, năng lực quản lý và kiến thức thị trường cho Việt Nam, góp phần nâng tầm cho các ngành kinh tế và tăng trưởng năng suất.

Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vừa qua, hoạt động thương mại trong nước hàng năm tạo ra giá trị khoảng 14-15% GDP, hỗ trợ tích cực cho công tác giải quyết việc làm khi thu hút khoảng 6 - 7 triệu lao động (chiếm hơn 12% tổng lao động toàn xã hội), góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Dưới tác động của việc thực thi các cam kết hội nhập, hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước liên tục gia tăng về quy mô và tốc độ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt 4,49 triệu tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2019 đạt 12,75%/năm.

Đặc biệt, doanh nghiệp được tiếp cận với công nghệ tiên phong từ các nền kinh tế thành viên của các hiệp định thông qua hoạt động đầu tư, trao đổi thương mại, các chủ thể trên thị trường trong nước có nhiều cơ hội để đổi mới hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường phân phối của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức và chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa theo cam kết của EVFTA. Đó là sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, hệ thống chính sách, pháp luật có thể không theo kịp biến động của thị trường, cơ sở hạ tầng và pháp luật quản lý đối với thương mại điện tử có sự chênh lệch với các nước.

Ngành thép nắm bắt thời cơ

Với Hiệp định này, ngành thép được kỳ vọng sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi khi có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu. Xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài từ đầu năm đến nay đạt hơn 815.000 tấn với kim ngạch 454 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tới 47% về lượng và tăng 24% về giá trị.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện mới chỉ xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, đạt khoảng 494.000 tấn, giá trị 263 triệu USD, chiếm 60% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 57,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, thị trường các nước châu Âu mới chỉ đạt 3,18%.

EVFTA 3
Sau khi EVFTA có hiệu lực vào 1/8/2020, các mặt hàng hải sản Việt Nam dồn dập nhập vào EU

Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống như: ASEAN, Hoa Kỳ...

Với việc EVFTA có hiệu lực, bản thân các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi tư duy, nhận diện đúng vai trò của mình trong việc thực thi FTA qua việc chủ động tiếp cận, tìm hiểu thông tin, nội dung mà hai bên đã cam kết.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn và kỹ thuật đã cam kết; nắm rõ về khung pháp lý của thị trường và các rào cản kỹ thuật để chủ động hơn trong xuất khẩu.

Ngành thép Việt Nam phải quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2015. Đồng thời, công khai sâu rộng việc thống kê đánh giá ở ba chỉ tiêu chính gồm: năng suất lao động, định mức tiêu hao và chất lượng sản phẩm.

Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Hiệp định EVFTA và EVIPA là bước triển khai quan trọng chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế. Theo truyền thông Nhật Bản, EVFTA sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư mới. Cụ thể hơn, Reuters cho rằng hai Hiệp định quan trọng này sẽ là điểm tựa vững chắc để Việt Nam hóa thành “Rồng Châu Á” bay lên và bay cao.

Lê Miên Tường

(Theo Reuters, AFP, BBC News – Ảnh: Getty)

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp lưu ý 5 bước quản lý dưa hấu trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Doanh nghiệp lưu ý 5 bước quản lý dưa hấu trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:46

(CL&CS) - Theo đánh giá từ Bộ NN&PTNT, năm 2024, thời tiết thuận lợi, người trồng dưa hấu ở các tỉnh phía Nam có vụ mùa bội thu, bán được giá tốt, thu lãi lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu của thị trường Trung Quốc, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp (DN) cần nghiên cứu các quy định, yêu cầu kiểm dịch thực vật tại Thông báo số 184 ngày 15/12/2023 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong đó, DN, thương nhân cần lưu ý 5 bước quản lý mặt hàng dưa hấu trước khi xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc.

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Cuộc cách mạng dữ liệu đang diễn ra trong nông nghiệp. Không thể đánh giá thấp tiềm năng biến đổi của nông nghiệp thông minh trong việc giải quyết những thách thức phức tạp mà thế giới chúng ta phải đối mặt ngày nay. Nông nghiệp thông minh và nông nghiệp chính xác tận dụng các công nghệ như máy bay không người lái trong nông nghiệp, robot, cảm biến IoT, GPS và hệ thống thông tin quản lý trang trại để nâng cao hiệu quả sản xuất.

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.