Thứ năm, 11/04/2024, 14:15 PM

Dự kiện trong quý II/2024: Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sẽ đi vào vận hành

(CL&CS) Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm.

Theo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN), Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia đóng vai trò kết nối các thành phần tham gia, cụ thể: giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Thông qua  Cổng thông tin, các bên tham gia trong chuỗi cung ứng sẽ kết nối, hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm.

Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sẽ sớm đi vào hoạt động. Ảnh minh họa

Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sẽ sớm đi vào hoạt động. Ảnh minh họa

Theo đó, Cổng thông tin được vận hành sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống. Đồng thời, thực hiện, giám sát, đánh giá các công việc liên quan quản lý truy xuất nguồn gốc; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Ngoài ra, dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ, công thông tin phân tích, trợ giúp cơ quan quản lý đưa chính sách kịp thời, phù hợp. 

Theo ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, việc xây dựng Cổng thông tin do Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia làm chủ đầu tư đã hoàn thành vào năm 2022; trong 10 tháng vận hành thử nghiệm, hệ thống này đã có sự kết nối với một số địa phương và hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia. Đây là nội dung quan trọng được lãnh đạo Bộ KH&CN rất quan tâm và đặt mục tiêu đưa vào vận hành Cổng thông tin trong quý II/2024. Đến nay, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã chuẩn bị một số yếu tố để sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin, ông cho biết. 

Theo đó, hệ thống được xây dựng dựa trên khung kiến trúc của Chính phủ điện tử, đảm bảo tính đồng bộ và tính kết nối với các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp. Hạ tầng mới của hệ thống có thể hỗ trợ đến hơn 70.000 doanh nghiệp.

Ngoài ra, Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia đã thành lập các nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh/thành phố để bảo đảm hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc trong việc kết nối, đồng bộ với Cổng thông tin. Đồng thời, phối hợp với một số bộ, ngành để thực hiện việc kết nối hệ thống quản lý thông tin về truy xuất nguồn gốc của các ngành lĩnh vực có liên quan.

Để có thể duy trì Cổng thông tin, theo ông Hà Minh Hiệp, rất cần sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, Bộ KH&CN đã ban hành 30 tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc, do đó, rất mong muốn các bộ, ngành, địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến, tổ chức đào tạo chuyên sâu bài bản để triển khai trong phạm vi quản lý.

Thêm vào đó, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang được sửa đổi để phù hợp hơn với thực tiễn quản lý. Những vấn đề đặt ra trong quản lý chất lượng gắn với truy xuất nguồn gốc cũng sẽ được đưa vào trong luật. 

Tại Hội nghị Giám đốc Sở KH&CN toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh cần sớm đưa Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia vào vận hành trong quý II/2024. Đây là điều nhiều địa phương quan tâm, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại hàng hóa.

Châu Anh

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.