Dòng tiền âm, doanh nghiệp BĐS tăng vay nợ để bù đắp

(CL&CS)-Thị trường ảm đạm, nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình thế “cùng chung cảnh ngộ”: nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng, âm dòng tiền kinh doanh.

Doanh nghiệp địa ốc tăng vay nợ

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLand (HNX: HLD) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý 2/2022. Theo báo cáo, trong 2 quý đầu năm 2022, HLD ghi nhận dòng tiền âm 40,4 tỷ đồng so với cùng kỳ (svck), tương đường 12,8 tỷ đồng. Đang chú ý, khoản tiền trị giá 31,7 tỷ đồng gồm tiền dòng đầu tư (5,6 tỷ đồng) và dòng tiền tài chính (26,1 tỷ đồng) của HLD là tiền đi vay.

Về nợ vay, tính đến hết quý 2/2022, tổng nợ ngắn hạn và dài hạn của HLD đã tăng 54,9% (tương đương 22,08 tỷ đồng) so với thời điểm đầu năm. Như vậy, tổng nợ của HLD đã đạt 62.3 tỷ đồng, tương đương gần 11% tổng nguồn vốn.

BCTC 6 tháng đầu năm 2022 của Công ty Cổ phần Địa ốc First Real (HOSE: FIR) ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm hơn 96 tỷ đồng, gấp gần 11 lần svck 2021 (xấp xỉ âm 9 tỷ đồng). Lý do FIR bị âm dòng tiền nặng là do Công ty tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn.

Chưa kể, FIR còn ghi nhận dòng tiền đầu tư âm gần 8 tỷ đồng. Dòng tiền tài chính của Công ty đạt 107,3 tỷ đồng nhưng chủ yếu là tiền đi vay. Nói cách khác, FIR đã gia tăng đi vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh âm trong kỳ.

Điều đáng nói là, đây không phải kỳ đầu tiên FIR ghi nhận bị âm dòng tiền. Trước đó, giai đoạn từ 2016 - 2021, Công ty này đã ghi nhận âm dòng tiền kinh doanh chính âm trong các năm 2016 (âm 17,7 tỷ đồng), năm 2017 (âm gần 19,7 tỷ đồng), năm 2018 (âm 77 tỷ đồng) và năm 2021 (âm 46,8 tỷ đồng).

Trong BCTC vừa được Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (HNX: IDV) công bố, doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm lên đến 361,2 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong kỳ báo cáo trước đó, dòng tiền kinh doanh của IDV là dương 89,1 tỷ đồng. Đây là mức âm dòng tiền kinh doanh kỷ lục của IDV. Lần gần nhất doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm là năm 2012, âm 3,2 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) cũng vừa công bố BCTC quý 2/2022. Theo báo cáo, tổng nợ của Phát Đạt đã vượt mức 14.700 tỷ đồng, tăng đến 18,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ vay của doanh nghiệp này đạt 4.800 tỷ đồng.

Vốn tắc, thị trường sẽ hạ nhiệt

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, theo quy định của Luật Đất đai, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp BĐS chỉ chiếm 15 - 20%. Còn lại, 80 - 85% là vốn từ nguồn khác gồm: tín dụng ngân hàng, trái phiếu, huy động từ khách hàng và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, tính từ tháng 4 năm nay, việc những nguồn vốn này đều bị “tắc nghẽn” khiến doanh nghiệp BĐS đối mặt với muôn vàn khó khăn.

"Tín dụng là bệ đỡ của nền kinh tế, là mạch máu của thị trường bất động sản. Không tiếp cận được nguồn vốn này, doanh nghiệp gần như ngộp thở. Người mua nhà cũng vô cùng khó khăn", ông Châu nói.

Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn không siết dòng vốn mà chỉ kiểm soát vốn tín dụng “chảy” vào lĩnh vực BĐS

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, sự tắc nghẽn nguồn vốn chỉ xuất hiện từ tháng 4 trở lại đây. Thực tế, áp lực lớn nhất đối với doanh nghiệp BĐS là yếu tố pháp lý bị vướng mắc nhiều năm nhưng chưa được tháo gỡ. Điều này là nguyên nhân chủ yếu khiến chi phí đầu vào tăng, góp phần đẩy giá bán sản phẩm BĐS không ngừng tăng cao.

Ông Khương cho rằng cần có giải pháp đồng bộ từ khơi thông từ nguồn vốn đến pháp lý mới có thể tháo gỡ được khó khăn cho thị trường.

Đạt Trần

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh biên giới Lạng Sơn hướng tới năm 2030 sẽ có 17 đô thị các loại

Tỉnh biên giới Lạng Sơn hướng tới năm 2030 sẽ có 17 đô thị các loại

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:51

Theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2050, đến năm 2030, toàn tỉnh có 17 đô thị gồm: 1 đô thị loại II (thành phố Lạng Sơn mở rộng); 3 đô thị loại IV; 13 đô thị loại V.

Chính phủ muốn trình Quốc hội để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7

Chính phủ muốn trình Quốc hội để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:50

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7.

Nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng giá chóng mặt

Nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng giá chóng mặt

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:50

Mức giá của các căn nhà ở riêng lẻ đang được giao dịch gia tăng từ 5 - 15% so với cuối năm 2023, dù việc tăng giá còn có nhiều dấu hiệu bất thường nhưng lượng lớn sự quan tâm và giao dịch là thật. Dự báo trong thời gian tới, giá nhà trong ngõ cũng khó giảm khi nhu cầu gia tăng.